Đại chiến lược của Mỹ cho việc dân chủ hoá toàn cầu


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình
20 năm đồng thuận
Sau cuộc Chiến tranh Lạnh, bốn vị tổng thống Hoa Kỳ kế tục đã công khai cổ động cho hòa bình dân chủ khi giải thích lý do tại sao việc thúc đẩy dân chủ quan trọng cho mục tiêu an ninh của quốc gia. Tổng thống George W. Bush biểu hiện  một cách kỳ vọng về một  lý thuyết dân chủ hòa bình trong bài diễn văn nhậm chức thứ hai của ông rằng: "Sự tồn tại của tự do trên đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) ngày càng phụ thuộc vào thành tựu về tự do ở tại các quốc gia  khác. Hy vọng lớn nhất cho hòa bình thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên thế giới, "ông tuyên bốtiếp: "Chính sách của Hoa Kỳ là tìm kiếm và hỗ trợ sự phát triển từ các phong trào và các tổ chức dân chủ ở từng mỗi một quốc gia , mỗi nền văn hóa, với mục tiêu cuối cùng là  để chấm dứt  mọi chế độ độc tài trên thế giới”. Chính quyền của ông đưa những tuyên bố này  vào  các phúc trình  chiến lược an ninh quốc gia trong những năm 2002 và 2006 được phổ biến rộng rãi về mối liên hệ giữa dân chủ và an ninh của Hoa Kỳ. Bản chiến lược 2002 tuyên bố rằng: "Mỹ sẽ khuyến khích  cho sự tiến triển của dân chủ cùng lúc với việc mở cửa kinh tế ... vì đó là những nền tảng tốt nhất cho sự ổn định trong nước cũng như một  trật tự quốc tế. Bản Chiến lược năm 2006 còn  đi xa hơn khi tuyên bố rằng: “vì các thể chế dân chủ là những thành viên có trách nhiệm nhất trong hệ thống quốc tế, mà  việc thúc đẩy dân chủ  chính là  biện pháp có hiệu quả lâu dài nhất trong  việc củng cố  cho sự ổn định quốc tế,  vừa hạn chế  bớt các xung đột vùng miền;  vừa chống lại chủ nghĩa khủng bố và các chế độ quá khích  hỗ trợ khủng bố; đồng thời  mở rộng thêm  hòa bình và thịnh vượng ".

Mặc dù vẫn có  những tranh cãi qua  các sáng kiến quốc tế của Tổng thống Bush, sự cổ võ dân chủ  của ông vẫn  nằm trong  phạm vi  cốt lõi của chính sách đối ngoại thời hậu chiến của Hoa Kỳ. Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama 2010 cũng hàm chứa  khái niệm tương tự: “Hoa Kỳ ủng hộ việc mở rộng dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài vì chính phủ  tin rằng tôn trọng các giá trị này là chính đáng, hòa bình và hợp pháp”. Tuyên bố của Obama cho rằng  dân chủ  sẽ làm cho các chính phủ trở nên hiền hoà  hơn là  rất có ý nghĩa, bởi vì đó là điều giúp  ông mạnh miệng tuyên bố  rằng các  nền dân chủ ở nước ngoài   có ích lợi cho An ninh quốc gia của Hoa Kỳ.  Sự  thành công [về dân chủ]  ở nước ngoài sẽ  nuôi dưỡng một môi trường hỗ trợ  cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Các hệ thống chính trị bảo vệ các quyền phổ quát thì thường rất ổn định, thành công, và an toàn  hơn.

Obama không phải là Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ đầu tiên  nhấn mạnh  đến dân chủ hòa bình. Tổng thống Bill Clinton có  bảy phúc trình chiến lược an ninh quốc gia đáng chú ý mà tất  cả đều nhất quán với những viện chứng. Từ năm 1994 đến 1996, chính quyền Clinton  tuyên bố "các nước dân chủ hiếm khi đe dọa  đến lợi ích của Hoa Kỳ mà trái lại có  nhiều khả năng hợp tác để đáp ứng các mối đe dọa  về an ninh , đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và phát triển bền vững ". Nói một cách khác, trong những  năm 1997 -1999, Clinton lập luận rằng "Sự lan toả của dân chủ và sự  tôn trọng pháp quy sẽ giúp tạo ra một cộng đồng thế giới có thiện cảm với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ . Vào  năm 2000 Clinton đã nói rõ ràng hơn:  “An ninh quốc gia của chúng ta là kẻ hưởng  lợi trực tiếp từ sự mở rộng dân chủ, bởi vì các thể chế  dân chủ ít khi nào gây chiến tranh với nhau. Họ có nhiều hứa hẹn trở thành đối tác vì hòa bình và an ninh, và  có nhiều khả năng theo đuổi  các phương tiện hòa bình  trong việc giải quyết các  xung đột nội bộ mang lại sự ổn định cả trong nước lẫn  toàn  khu vực.


Việc ôm lấy một nền  hòa bình mang tính dân chủ của tổng thống Clinton có lẽ không đáng ngạc nhiên vì nó  ăn khớp với cái chủ thuyết quốc tế tự do và đa phương mà ông ưa chuộng. Có điều là  ngôn từ ông xử dụng đã làm sinh động các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền của Tổng thống George H.W. Bush (cha) bị   gán cho là quá hiện thực. Năm 1991 Tổng thống Bush lập luận rằng “ lợi ích  của chúng ta được phục vụ tốt nhất   ở trong một thế giới mà trong đó dân chủ và các  lý tưởng của nó được phổ biến rộng rãi và an toàn”. Trong một bản  chiến lược an ninh quốc gia được công bố khi ông đã rời khỏi văn phòng hai năm sau đó, lập luận về  dân chủ hòa bình của ông đã được  nối kết một cách rõ ràng hơn. Trong phần giới thiệu, Bush nói: 'Chính sách của chúng ta có một mục tiêu quan trọng hơn:  đó là  một nền hòa bình thực sự - không phải một nền hòa bình ảo tưởng và mong manh duy trì chỉ bởi để cân bằng với khủng bố, nhưng là  một nền hòa bình dân chủ lâu dài dựa trên  các giá trị chung. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng các chính quyền  mang tính chất đại diện cho người dân của họ ít khi  tìm cách xâm lược các nước láng giềng  của họ
Thậm chí Tổng thống Ronald Reagan cũng gợi ý đến hòa bình dân chủ trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Các  phúc trình chiến lược an ninh quốc gia của ông  năm1987 và 1988 là các  bản công bố đầu tiên theo yêu cầu của Quốc hội mới cho bản tường trình  Chiến lược an ninh quốc gia thường niên đã viết rằng: “chúng ta hành  xử từ cái niềm tin cơ bản của chúng ta rằng một thế giới bao gồm  các nền dân chủ tự do, có chủ quyền sẽ là một thế giới an toàn hơn, ổn định hơn”, và rằng “bỏ mặc số phận của hàng triệu người trên thế giới đang  tìm kiếm tự do là chúng ta  phản bội  lại di sản quốc gia chúng ta thừa hưởng và theo thời gian  điều đó sẽ gây nguy hiểm cho sự tự do của  chính chúng ta và các đồng minh của chúng ta.


(an excerpt of American Grand Strategy and the Democratic Peace) Author: Paul. D Miller