Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ- Chương 1: Định nghĩa các vấn đề của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ(1)


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

American Foreign Policy

Chương 1: Định nghĩa các vấn đề của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Bên giòng  thời sự: Afghanistan

“ Chúng ta không có một giải pháp chống lại bọn khủng bố Al Queda bởi vì chúng ta  đã không có giải pháp đối với Afghanistan. Chúng ta đã không thể tiếp cận Afghanistan vì chúng ta  đã không giải pháp đối với Pakistan. Và chúng ta sẽ chẳng có chính sách gì cả cho tới khi chúng ta  đi đúng hướng.” Đó là lời giải thích  của  cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice  về  vấn đề nạn khủng bố mà chính quyền G. W Bush cần nối kết lại  trước mặt uỷ ban  trách nhiệm vụ khủng bố 9/11  vào tháng Năm 2004.
V ề mặt chiến thuật, chính quyền Bush đã giải quyết vấn đề nan giải này qua việc kết bạn đồng minh với Pakistan, lật đổ chế độ Taliban Afghan và tìm cách loại trừ bọn  đầu não Al Qaeda và hang ổ của chúng. Ở mức độ chiến lược, chính quyền Bush  đáp ứng bằng việc tuyên chiến với khủng bố và đưa ra lý thuyết Bush.
Nhu cầu  tìm ra câu trả lời cho vấn đề Afgfhanistan nhanh chóng đối diện tân chính quyền Obama.  Vào tháng Chín 2009, nhận định rằng tình thế có vẻ như thất bại,  tướng Stanley McChrystal đã yêu cầu gia tăng thêm  quân số Hoa Kỳ tại Afghanistan . Thách đố đầu tiên mà Obama đối diện  để trả lời cho lời yêu cầu trên là việc khẳng định xem  họ đang chiến đấu cho loại chiến tranh nào.  Một ban  nghiên cứu do Obama uỷ thác đã tìm thấy không phải một mà  có tới mười cuộc chiến Afghan khác nhau.  Về phía Hoa Kỳ, đó là một  cuộc chiến quy ước, một cuộc chiến bí mật dạng bán quân sự  do CIA hành động, một cuộc chiến của lực lượng mũ xanh và các  chỉ huy lưc lượng đặc biệt để truy lùng các mục tiêu  tối cao và các cuộc hành quân cùng với trang bị quân dụng và huấn luyện nhân sự. Về phía Afghanistan, đó là những cuộc chiến riêng rẽ từ phía quân đội, cảnh sát và của hội đồng an ninh quốc gia.
Thách đố thứ hai là việc xem xét các mục tiêu của Mỹ tại Afghanistan.  Trong số các mục tiêu đó là việc xâu xé Taliban, đánh bại và diệt trừ chúng.  Trở ngại cho việc hoàn thành bất cứ mục tiêu nào trong các mục tiêu trên  là nhu cầu cần vượt qua các khó khăn cả  về quân sự lẫn dân sự. Để giải quyết vấn đề quân sự thì cần gởi thêm 30,000 quân đến Afghanistan.  Vấn đề không liên quan đến quân sự cũng rất quan trọng nhưng lại thiếu một đáp ứng rõ ràng. Việc tham nhũng cần phải được ngăn chặn nếu chính quyền Afghan muốn thi hành nhiệm vụ một cách hữu hiệu và được dân chúng công nhận hợp pháp. Việc sản xuất á phiện phải được giảm thiểu vì nó không chỉ gây ra việc chính quyền tham ô mà còn là nguồn cung cấp tiền tài cho bọn Taliban. Còn nữa, cần phải làm một điều gì đó đối với Pakistan. Trong khi công luận chú tâm đến những nơi  ẩn nấp của Taliban và Al Qaeda  ở các vùng dọc  biên giới Pakistan-Afghanistan, sự thực các vấn đề còn sâu xa hơn thế. Một trợ lý của Obama đã ám chỉ đó là “vùng nguy hiểm nhất trên thế giới hôm nay, nơi  hội tụ mọi ác mộng của thế kỷ 21.”
Các vấn đề này rồi lại nối tiếp với một vấn đề khó khăn hơn nữa, đó là làm sao thoát ra khỏi cuộc chiến? Vào tháng Năm 2014, Obama tuyên bố 10,000 quân cuối cùng sẽ rời  Afghanistan vào năm 2016. Con đường đưa tới quyết định này quả không dễ. Vào năm 2010 Obama đã tuyên bố sẽ rút quâm trong tháng Bảy 2011. Một tháng trước khi diễn tiến đó bắt đầu, tổng thống đã tuyên bố rằng trách nhiệm an ninh sẽ được trao lại cho phía chính quyền Afghanistan vào năm 2014.  Việc này được tái xác định trong năm 2012 rằng việc rút hết lực lượng quân sự ra khỏi Afghanistan sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Các cuộc thương lượng kéo dài sau đó với tổng thống Afghan Hamid Karzai với sự đồng ý về an ninh lâu dài trong điều kiện viện trợ quốc tế vẫn tiếp tục và một số lực lượng quân chiến đấu sẽ ở lại tới năm 2024.
Các thoả thuận đã hoàn tất vào tháng 11 2013 và hầu như gặp phải vấn đề nghiêm trọng ngay tức khắc.  Vị trí quân sự của Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn của bộ ngoại giao và cơ quan tình báo, đã tự hỏi quân số 10,000 lính chiến đấu nên ở lại hay nên rút hết về nước? Chính quyền trước đó đã cứu xét tới việc chỉ  giữ lại khoảng 6000 quân. Về phía Afghan, Karzai đưa ra những yêu cầu mới. Đòi hỏi của ông thật khó đáp ứng đến nỗi vào tháng Hai 2014, Obama chỉ thị bắt đầu kế hoạch hoàn toàn rút  hết 37.000 quân  hiện còn trú đóng trên đất Afghanistan. Dù có hay không có mặt của quân đội  Mỹ thì tương lai của Afghan cũng không rõ ràng. Một phúc trình của tình báo năm 2013 tiên liệu rằng, cho dù có một số quân ở lại, hầu hết các thành quả đạt được trong chiến tranh sẽ bị xoi mòn đáng kể vào năm 2017. Một cuộc rút quân toàn diện sẽ làm cho Afghanistan rơi nhanh đến hỗn loạn.
Chính sách đối ngoại là một phương cách hoạt động của chính quyền được kiến tạo để đạt được mục đích. Bởi thế, như những phát biểu của bà Rice nêu bật lên và cũng như những cố gắng của chính quyền Obama cố gắng chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan, có rất nhiều thứ liên quan đến việc xây dựng một chính sách đối ngoại hơn là việc chọn lựa một phương cách giải quyết đã có sẵn trên kệ.  Một loạt các lựa chọn khó khăn và có sự kết nối tương tác cần được thực hiện trong các điều kiện về th ông tin không chắc chắn và chưa hoàn bị. Trong chương này, chúng ta sẽ xen xét đến 6 vấn đề trọng yếu trong việc xây dựng một  chính sách đối ngoại. Vấn đề phải được vạch ra, phải có nhiều sự chọn lựa, phí tổn phải được dự liệu, sự hỗ trợ của công luận phải được tạo dựng, kế hoạch hành động phải được phác hoạ và kết quả phải được đánh giá.

Chúng ta bắt đầu lối suy luận bao quát của chúng ta về chính sách đối ngoại  bằng việc giới thiệu một cuộc tranh luận rằng một thuyết lý Obama có thực sự hiện hữu hay không.  Sau đó, chúng ta sẽ tiếp cận tới  những thách thức về việc xây dựng một chính sách đối ngoại và xem xét 6 vấn đề trên một cách chi tiết hơn. Từ đó,chúng ta sẽ quay trở lại những chi tiết của các thuyết lý về chính sách đối ngoại của một số tổng thống khác.