Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ- Chương 1: Định nghĩa các vấn đề của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ(1)


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

American Foreign Policy

Chương 1: Định nghĩa các vấn đề của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Bên giòng  thời sự: Afghanistan

“ Chúng ta không có một giải pháp chống lại bọn khủng bố Al Queda bởi vì chúng ta  đã không có giải pháp đối với Afghanistan. Chúng ta đã không thể tiếp cận Afghanistan vì chúng ta  đã không giải pháp đối với Pakistan. Và chúng ta sẽ chẳng có chính sách gì cả cho tới khi chúng ta  đi đúng hướng.” Đó là lời giải thích  của  cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice  về  vấn đề nạn khủng bố mà chính quyền G. W Bush cần nối kết lại  trước mặt uỷ ban  trách nhiệm vụ khủng bố 9/11  vào tháng Năm 2004.
V ề mặt chiến thuật, chính quyền Bush đã giải quyết vấn đề nan giải này qua việc kết bạn đồng minh với Pakistan, lật đổ chế độ Taliban Afghan và tìm cách loại trừ bọn  đầu não Al Qaeda và hang ổ của chúng. Ở mức độ chiến lược, chính quyền Bush  đáp ứng bằng việc tuyên chiến với khủng bố và đưa ra lý thuyết Bush.
Nhu cầu  tìm ra câu trả lời cho vấn đề Afgfhanistan nhanh chóng đối diện tân chính quyền Obama.  Vào tháng Chín 2009, nhận định rằng tình thế có vẻ như thất bại,  tướng Stanley McChrystal đã yêu cầu gia tăng thêm  quân số Hoa Kỳ tại Afghanistan . Thách đố đầu tiên mà Obama đối diện  để trả lời cho lời yêu cầu trên là việc khẳng định xem  họ đang chiến đấu cho loại chiến tranh nào.  Một ban  nghiên cứu do Obama uỷ thác đã tìm thấy không phải một mà  có tới mười cuộc chiến Afghan khác nhau.  Về phía Hoa Kỳ, đó là một  cuộc chiến quy ước, một cuộc chiến bí mật dạng bán quân sự  do CIA hành động, một cuộc chiến của lực lượng mũ xanh và các  chỉ huy lưc lượng đặc biệt để truy lùng các mục tiêu  tối cao và các cuộc hành quân cùng với trang bị quân dụng và huấn luyện nhân sự. Về phía Afghanistan, đó là những cuộc chiến riêng rẽ từ phía quân đội, cảnh sát và của hội đồng an ninh quốc gia.
Thách đố thứ hai là việc xem xét các mục tiêu của Mỹ tại Afghanistan.  Trong số các mục tiêu đó là việc xâu xé Taliban, đánh bại và diệt trừ chúng.  Trở ngại cho việc hoàn thành bất cứ mục tiêu nào trong các mục tiêu trên  là nhu cầu cần vượt qua các khó khăn cả  về quân sự lẫn dân sự. Để giải quyết vấn đề quân sự thì cần gởi thêm 30,000 quân đến Afghanistan.  Vấn đề không liên quan đến quân sự cũng rất quan trọng nhưng lại thiếu một đáp ứng rõ ràng. Việc tham nhũng cần phải được ngăn chặn nếu chính quyền Afghan muốn thi hành nhiệm vụ một cách hữu hiệu và được dân chúng công nhận hợp pháp. Việc sản xuất á phiện phải được giảm thiểu vì nó không chỉ gây ra việc chính quyền tham ô mà còn là nguồn cung cấp tiền tài cho bọn Taliban. Còn nữa, cần phải làm một điều gì đó đối với Pakistan. Trong khi công luận chú tâm đến những nơi  ẩn nấp của Taliban và Al Qaeda  ở các vùng dọc  biên giới Pakistan-Afghanistan, sự thực các vấn đề còn sâu xa hơn thế. Một trợ lý của Obama đã ám chỉ đó là “vùng nguy hiểm nhất trên thế giới hôm nay, nơi  hội tụ mọi ác mộng của thế kỷ 21.”
Các vấn đề này rồi lại nối tiếp với một vấn đề khó khăn hơn nữa, đó là làm sao thoát ra khỏi cuộc chiến? Vào tháng Năm 2014, Obama tuyên bố 10,000 quân cuối cùng sẽ rời  Afghanistan vào năm 2016. Con đường đưa tới quyết định này quả không dễ. Vào năm 2010 Obama đã tuyên bố sẽ rút quâm trong tháng Bảy 2011. Một tháng trước khi diễn tiến đó bắt đầu, tổng thống đã tuyên bố rằng trách nhiệm an ninh sẽ được trao lại cho phía chính quyền Afghanistan vào năm 2014.  Việc này được tái xác định trong năm 2012 rằng việc rút hết lực lượng quân sự ra khỏi Afghanistan sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Các cuộc thương lượng kéo dài sau đó với tổng thống Afghan Hamid Karzai với sự đồng ý về an ninh lâu dài trong điều kiện viện trợ quốc tế vẫn tiếp tục và một số lực lượng quân chiến đấu sẽ ở lại tới năm 2024.
Các thoả thuận đã hoàn tất vào tháng 11 2013 và hầu như gặp phải vấn đề nghiêm trọng ngay tức khắc.  Vị trí quân sự của Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn của bộ ngoại giao và cơ quan tình báo, đã tự hỏi quân số 10,000 lính chiến đấu nên ở lại hay nên rút hết về nước? Chính quyền trước đó đã cứu xét tới việc chỉ  giữ lại khoảng 6000 quân. Về phía Afghan, Karzai đưa ra những yêu cầu mới. Đòi hỏi của ông thật khó đáp ứng đến nỗi vào tháng Hai 2014, Obama chỉ thị bắt đầu kế hoạch hoàn toàn rút  hết 37.000 quân  hiện còn trú đóng trên đất Afghanistan. Dù có hay không có mặt của quân đội  Mỹ thì tương lai của Afghan cũng không rõ ràng. Một phúc trình của tình báo năm 2013 tiên liệu rằng, cho dù có một số quân ở lại, hầu hết các thành quả đạt được trong chiến tranh sẽ bị xoi mòn đáng kể vào năm 2017. Một cuộc rút quân toàn diện sẽ làm cho Afghanistan rơi nhanh đến hỗn loạn.
Chính sách đối ngoại là một phương cách hoạt động của chính quyền được kiến tạo để đạt được mục đích. Bởi thế, như những phát biểu của bà Rice nêu bật lên và cũng như những cố gắng của chính quyền Obama cố gắng chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan, có rất nhiều thứ liên quan đến việc xây dựng một chính sách đối ngoại hơn là việc chọn lựa một phương cách giải quyết đã có sẵn trên kệ.  Một loạt các lựa chọn khó khăn và có sự kết nối tương tác cần được thực hiện trong các điều kiện về th ông tin không chắc chắn và chưa hoàn bị. Trong chương này, chúng ta sẽ xen xét đến 6 vấn đề trọng yếu trong việc xây dựng một  chính sách đối ngoại. Vấn đề phải được vạch ra, phải có nhiều sự chọn lựa, phí tổn phải được dự liệu, sự hỗ trợ của công luận phải được tạo dựng, kế hoạch hành động phải được phác hoạ và kết quả phải được đánh giá.

Chúng ta bắt đầu lối suy luận bao quát của chúng ta về chính sách đối ngoại  bằng việc giới thiệu một cuộc tranh luận rằng một thuyết lý Obama có thực sự hiện hữu hay không.  Sau đó, chúng ta sẽ tiếp cận tới  những thách thức về việc xây dựng một chính sách đối ngoại và xem xét 6 vấn đề trên một cách chi tiết hơn. Từ đó,chúng ta sẽ quay trở lại những chi tiết của các thuyết lý về chính sách đối ngoại của một số tổng thống khác.

Đại chiến lược của Mỹ cho việc dân chủ hoá toàn cầu


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình
20 năm đồng thuận
Sau cuộc Chiến tranh Lạnh, bốn vị tổng thống Hoa Kỳ kế tục đã công khai cổ động cho hòa bình dân chủ khi giải thích lý do tại sao việc thúc đẩy dân chủ quan trọng cho mục tiêu an ninh của quốc gia. Tổng thống George W. Bush biểu hiện  một cách kỳ vọng về một  lý thuyết dân chủ hòa bình trong bài diễn văn nhậm chức thứ hai của ông rằng: "Sự tồn tại của tự do trên đất nước chúng ta (Hoa Kỳ) ngày càng phụ thuộc vào thành tựu về tự do ở tại các quốc gia  khác. Hy vọng lớn nhất cho hòa bình thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên thế giới, "ông tuyên bốtiếp: "Chính sách của Hoa Kỳ là tìm kiếm và hỗ trợ sự phát triển từ các phong trào và các tổ chức dân chủ ở từng mỗi một quốc gia , mỗi nền văn hóa, với mục tiêu cuối cùng là  để chấm dứt  mọi chế độ độc tài trên thế giới”. Chính quyền của ông đưa những tuyên bố này  vào  các phúc trình  chiến lược an ninh quốc gia trong những năm 2002 và 2006 được phổ biến rộng rãi về mối liên hệ giữa dân chủ và an ninh của Hoa Kỳ. Bản chiến lược 2002 tuyên bố rằng: "Mỹ sẽ khuyến khích  cho sự tiến triển của dân chủ cùng lúc với việc mở cửa kinh tế ... vì đó là những nền tảng tốt nhất cho sự ổn định trong nước cũng như một  trật tự quốc tế. Bản Chiến lược năm 2006 còn  đi xa hơn khi tuyên bố rằng: “vì các thể chế dân chủ là những thành viên có trách nhiệm nhất trong hệ thống quốc tế, mà  việc thúc đẩy dân chủ  chính là  biện pháp có hiệu quả lâu dài nhất trong  việc củng cố  cho sự ổn định quốc tế,  vừa hạn chế  bớt các xung đột vùng miền;  vừa chống lại chủ nghĩa khủng bố và các chế độ quá khích  hỗ trợ khủng bố; đồng thời  mở rộng thêm  hòa bình và thịnh vượng ".

Mặc dù vẫn có  những tranh cãi qua  các sáng kiến quốc tế của Tổng thống Bush, sự cổ võ dân chủ  của ông vẫn  nằm trong  phạm vi  cốt lõi của chính sách đối ngoại thời hậu chiến của Hoa Kỳ. Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama 2010 cũng hàm chứa  khái niệm tương tự: “Hoa Kỳ ủng hộ việc mở rộng dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài vì chính phủ  tin rằng tôn trọng các giá trị này là chính đáng, hòa bình và hợp pháp”. Tuyên bố của Obama cho rằng  dân chủ  sẽ làm cho các chính phủ trở nên hiền hoà  hơn là  rất có ý nghĩa, bởi vì đó là điều giúp  ông mạnh miệng tuyên bố  rằng các  nền dân chủ ở nước ngoài   có ích lợi cho An ninh quốc gia của Hoa Kỳ.  Sự  thành công [về dân chủ]  ở nước ngoài sẽ  nuôi dưỡng một môi trường hỗ trợ  cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Các hệ thống chính trị bảo vệ các quyền phổ quát thì thường rất ổn định, thành công, và an toàn  hơn.

Obama không phải là Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ đầu tiên  nhấn mạnh  đến dân chủ hòa bình. Tổng thống Bill Clinton có  bảy phúc trình chiến lược an ninh quốc gia đáng chú ý mà tất  cả đều nhất quán với những viện chứng. Từ năm 1994 đến 1996, chính quyền Clinton  tuyên bố "các nước dân chủ hiếm khi đe dọa  đến lợi ích của Hoa Kỳ mà trái lại có  nhiều khả năng hợp tác để đáp ứng các mối đe dọa  về an ninh , đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và phát triển bền vững ". Nói một cách khác, trong những  năm 1997 -1999, Clinton lập luận rằng "Sự lan toả của dân chủ và sự  tôn trọng pháp quy sẽ giúp tạo ra một cộng đồng thế giới có thiện cảm với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ . Vào  năm 2000 Clinton đã nói rõ ràng hơn:  “An ninh quốc gia của chúng ta là kẻ hưởng  lợi trực tiếp từ sự mở rộng dân chủ, bởi vì các thể chế  dân chủ ít khi nào gây chiến tranh với nhau. Họ có nhiều hứa hẹn trở thành đối tác vì hòa bình và an ninh, và  có nhiều khả năng theo đuổi  các phương tiện hòa bình  trong việc giải quyết các  xung đột nội bộ mang lại sự ổn định cả trong nước lẫn  toàn  khu vực.


Việc ôm lấy một nền  hòa bình mang tính dân chủ của tổng thống Clinton có lẽ không đáng ngạc nhiên vì nó  ăn khớp với cái chủ thuyết quốc tế tự do và đa phương mà ông ưa chuộng. Có điều là  ngôn từ ông xử dụng đã làm sinh động các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền của Tổng thống George H.W. Bush (cha) bị   gán cho là quá hiện thực. Năm 1991 Tổng thống Bush lập luận rằng “ lợi ích  của chúng ta được phục vụ tốt nhất   ở trong một thế giới mà trong đó dân chủ và các  lý tưởng của nó được phổ biến rộng rãi và an toàn”. Trong một bản  chiến lược an ninh quốc gia được công bố khi ông đã rời khỏi văn phòng hai năm sau đó, lập luận về  dân chủ hòa bình của ông đã được  nối kết một cách rõ ràng hơn. Trong phần giới thiệu, Bush nói: 'Chính sách của chúng ta có một mục tiêu quan trọng hơn:  đó là  một nền hòa bình thực sự - không phải một nền hòa bình ảo tưởng và mong manh duy trì chỉ bởi để cân bằng với khủng bố, nhưng là  một nền hòa bình dân chủ lâu dài dựa trên  các giá trị chung. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng các chính quyền  mang tính chất đại diện cho người dân của họ ít khi  tìm cách xâm lược các nước láng giềng  của họ
Thậm chí Tổng thống Ronald Reagan cũng gợi ý đến hòa bình dân chủ trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Các  phúc trình chiến lược an ninh quốc gia của ông  năm1987 và 1988 là các  bản công bố đầu tiên theo yêu cầu của Quốc hội mới cho bản tường trình  Chiến lược an ninh quốc gia thường niên đã viết rằng: “chúng ta hành  xử từ cái niềm tin cơ bản của chúng ta rằng một thế giới bao gồm  các nền dân chủ tự do, có chủ quyền sẽ là một thế giới an toàn hơn, ổn định hơn”, và rằng “bỏ mặc số phận của hàng triệu người trên thế giới đang  tìm kiếm tự do là chúng ta  phản bội  lại di sản quốc gia chúng ta thừa hưởng và theo thời gian  điều đó sẽ gây nguy hiểm cho sự tự do của  chính chúng ta và các đồng minh của chúng ta.


(an excerpt of American Grand Strategy and the Democratic Peace) Author: Paul. D Miller

Dân chủ chiếm thế thượng phong: lợi thế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc


 


Dân chủ chiếm thế thượng phong: lợi thế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

 Với  một dân số khổng lồ  của China cộng với tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh,  Bắc Kinh có thể sẽ sớm đánh bật vị thế của Washington để thành bá chủ Á châu. Ví dụ, báo The Economist dự đoán rằng China có thể vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới  vào năm 2021. Hơn nữa, chúng ta biết rằng sức mạnh quân sự thường đi theo sức nặng kinh tế. Việc tăng cường quân sự đang diễn ra của Bắc Kinh đã giới hạn khả năng của Mỹ trong việc triển khai quyền lực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu China  đi theo bước chân của Washington trong việc đầu tư vào khả năng thiết lập sức mạnh toàn cầu, có lẽ chừng vài chục năm tới, người ta có thể hình dung nó sẽ  chiếm  lấy  sức mạnh quân sự toàn cầu tuyệt đối từ trong tay Washington.
Có hẳn thế không ?  Để tìm cho ra câu tr ả lời trong việc China có trở thành  thế lực mạnh nhất thế giới hay không, không chủ yếu nằm trong lĩnh vực kinh tế hay quân sự. Điều đáng chú ý hơn lại chính ở tại các cơ cấu chính trị trong  nước. Chính các cơ cấu này đề xuất ra một câu trả lời jhả dĩ mơ hồ  cho câu hỏi liệu China có thành quốc gia đứng đầu thế giới hay không.  Nhiều nhà lý thuyết chính trị tây phương  nhận định  rằng các quốc gia  được cai trị trên nền tảng cơ chế dân chủ thường hành xử tốt hơn trong các cuộc thi đua chính trị dài hạn, và các nghiên cứu về khoa học xã hội cũng đồng tình. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia vượt trội nhất trong vài thế kỷ vừa qua như Anh Quốc và Hoa Kỳ đã ở trong số quốc gia dân chủ nhất. Trong khi đó, các đối thủ độc tài của họ như Đế quốc Đức (kế tiếp là Quốc Xã Nazi) và Liên Xô cuối cùng phải sụp đổ tan tành. Tương tự. các cơ cấu của Hoa Kỳ đang là lợi điểm cạnh tranh chủ yếu trong cuộc đối đầu sắp tới với Trung Cộng. Khác biệt với uy thế đang lên của Trung Cộng, người ta có nhiều lý do để tin rằng cái kỷ nguyên Hoa Kỳ tiếp tục tồn tại, và có khi còn có thể cho rằng Hoa Thịnh Đốn không những không hoan nghênh, mà còn lo sợ Trung Cộng có một chuyển biến dân chủ trong tương lai.
Quan niệm rằng quốc gia có  hình thức chính quyền mang tính đại diện có thể duy trì quyền lực hữu hiệu hơn những chế độ không đại diện dân là một quan niệm kiên trì. Các nhà lý luận cổ điển thường vạch rõ một sự phân biệt giữa khái niệm dân chủ, một hình thức thái hoá của khái niệm chính quyền với đặc điểm “cai trị bởi quần chúng”, và khái niệm cộng hoà, một hệ thống pha trộn với đặc điểm quần chúng tham gia nhưng đại biểu cai trị, một hình thức tương đồng hơn với các khuôn mẫu dân chủ đương thời. Polybious, Montesquieu và Machiavelli đều cùng đề xuất  những lợi ích  có thể có của các hình thái chính thể cộng hoà, và cùng nhận định rằng chính các cơ chế chính trị nội tại của La Mã đã là động lực chính yếu cho những thời kỳ thăng trầm của đế quốc La Mã.
Theo dòng lịch sử, Polubious đã viết lên lịch sử La Mã, thế nhưng mục đích chính của ông chỉ nhằm giải thích các nguồn gốc tạo nên sự thành công của nó. Ông viết: “Phần đáng ca ngợi và mang tính giáo dục nhất của chủ đề này của tôi  là cho người đọc hiểu biết làm sao, và nhờ vào hệ thống chính trị nào, một biến cố chưa có tiền lệ xảy ra: đó là sự chiến thắng hầu như toàn thế giới được biết đến khi đó, trong một thời hạn dưới  53 năm chỉ  dưới tay  một kẻ cai trị La Mã?” Polybious giải thích ngay: “Nguyên chính dẫn đến hoặc thành công hay thất bại là cái bản chất của hệ thống chính quyền của nhà nước đó.” Theo Polybious, chính cái cơ chế chính trị của La Mã là sức mạnh cho phép nó trở nên vô địch và khống chế thế giới xung quanh.
Nếu người ta nghĩ rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo đẳng cấp thế giới có uy quyền và đế quốc sâu rộng, một trung tâm điểm của thế giới, vậy thì họ phải thú nhận rằng cái cơ chế của Spartan rất thiếu sót, còn cơ chế La Mã siêu việt và năng động hơn. Các dữ kiện của cả hai thể chế chứng tỏ sự thật này.
Trong tác phẩm “Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến sự vĩ đại cũng như sự suy vong của triều đại La Mã”, Montesquieu cũng xem xét đến sự liên hệ  giữa  những cơ cấu chính trị  nội tại của La Mã và thế đứng quốc tế của nó. Ông cho rằng triều đại La Mã vươn lên đến tuyệt đỉnh uy lực dựa trên căn bản của các cơ cấu cộng hoà. Nhưng cái chết của thể chế cộng hoà dưới thời Caesar và các vị hoàng đế kế tiếp đã gieo mầm cho sự thối rữa. Ông viết: “Họ (La Mã) chiến thắng nhân dân bằng phương tiện tuyên truyền, nhưng với lối chiến thắng như vậy, nền cộng hoà của họ không thể bền vững. Đó là sự cần thiết để thay đổi chính quyền, và những châm ngôn trái nghịch mà chính quyền mới xử dụng sẽ làm cho sự sụp đổ lớn lao”.
 Nền học thuật thời nay cũng ủng hộ cái ý tưởng cho rằng các nền dân chủ vươn tới sự lãnh đạo. Các nhà kinh tế Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A Robinson nhận định rằng các quốc gia với những định chế kinh tế bao quát, tức là một cơ cấu kinh tế  cung cấp sự an toàn cho các quyền tư hữu và quyền tiến tới các nguồn tài nguyên kinh tế một cách tương đối bình đẳng  cho xã hội trên bình diện to lớn, quốc gia đó tăng trưởng ở tỷ lệ nhanh chóng hơn các đối thủ độc quyền của họ. Các kinh tế gia này tranh luận rằng việc gạt bỏ ra ngoài phần lớn dân số của họ khỏi hoạt động nâng mức tăng trưởng sẽ làm tình  huống xấu đi. Hơn thế nữa, sự chọn lựa cơ cấu kinh tế của một quốc gia thường bị tác động nặng nề từ cái cơ chế chính trị của quốc gia đó. Các quốc gia có cơ chế chính trị mở (các thể chế dân chủ) thường dễ sản sinh ra một cơ cấu kinh tế tốt đẹp bởi vì những kẻ lên nắm quyền thường xuất thân từ thành phần đa số của xã hội và bởi thế, họ thường sẵn lòng bảo vệ các lợi ích kinh tế của xã hội. Thêm vào đó, việc kiềm chế quyền điều hành cho phép các nhà cai trị cam kết việc bảo vệ quyền tư hữu một cách đáng tin tưởng, một yếu tố khuyến khích công dân của họ tham gia vào các hoạt động kinh tế, đầu tư và kế hoạch dài hạn.
Các thể chế dân chủ không chỉ tăng trưởng ở một tỷ lệ nhanh chóng hơn, chúng còn được cho vay mượn dễ dàng hơn khi gặp khó khăn. Kenneth Schultz và Barry Weingast chỉ ra rằng các cơ chế dân chủ thường dễ trở thành những quyền lực tài chánh vì chúng đáng tin cậy. Trong khi các chế độ độc tài có thể tuỳ tiện xù nợ của quốc gia họ, các cơ chế hành chánh dân chủ bị kiềm chế bởi cơ quan lập pháp nội tại, toà án và các lợi ích kinh tế gắn liền với hệ thống chính trị. Điều này giúp họ dễ dàng thu hút nguồn vốn và thả nổi những món nợ lớn ở mức phân lời thấp.
 Tuy nhiên, lợi ích của dân chủ vượt quá khỏi lãnh vực kinh tế để ảnh hưởng đến các vấn đề quân sự. Các nhà nghiên cứu chính trị nghĩ rằng các nhà lãnh đạo dân chủ thường do dự khi từ bỏ những cam kết với đồng minh vì họ lo sợ phải trả giá đắt cho thanh danh cả trong lẫn ngoài nước. Với lý do này, các chế độ dân chủ ngày càng tạo nên khối đồng minh rộng lớn hơn, bền bỉ hơn và đáng trông cậy hơn. NATO là một ví dụ cụ thể nổi bật. Thêm vào đó, cái lý thuyết dân chủ hoà bình này giúp cho các chế độ dân chủ bớt đi các cuộc chiến tranh, ít nhất là với các chế độ dân chủ khác. Quan trọng hơn, họ có nhiều cơ may chiến thắng hơn khi  có chiến tranh. Quả thực, kể từ 1815, các thể chế dân chủ đã thắng trận với tỷ lệ 77% các cuộc xung đột so với 45% của các chế độ độc tài. Các nhà nghiên cứu chính trị Dan Reiter và Allan Stam nhận định rằng nền dân chủ đạt được hiệu quả hơn trong vấn đề chiến tranh bởi họ thừa hưởng một luồng thông tin tự do dồi dào  và, với một con mắt lo lắng cho cái thùng phiếu bầu, họ sẽ cố không dính vào những tranh chấp có thể bị thua cuộc. Một số khác tán dương các phẩm chất siêu việt của người chiến sĩ dân chủ, của  một quân đội có sự kiểm soát của dân sự và có những đồng minh mạnh mẽ.
Dĩ nhiên, cũng như trong bất cứ lãnh vực hàn lâm nào khác, những lý luận trên vẫn là chủ đề cần tranh luận. Tuy nhiên, có lửa mới có khói, vẫn còn có nhiều lý do hơn để tin rằng dân chủ có gì đó khác biệt.
Những lợi ích của nền tảng dân chủ vượt ra khỏi điều tầm thường. Đúng hơn, nó đi vào tâm điểm  cái khả năng của một quốc gia có thể tồn tại và tích luỹ quyền lực hay không trong một hệ thống quốc tế không có chính phủ.  Trong tác phẩm cổ điển “Chiến tranh và sự thay đổi trong chính trị thế giới”, Robert Gilpin tranh luận rằng những tỷ lệ khác biệt của sự tăng trưởng kinh tế là cái quyết định chính yếu của những chuyển biến quyền lực trong số các quyền lực vĩ đại. Tính trung tâm tới các thị trường  tư bản quốc tế cũng là một nguồn quan trọng khác.  Khả năng vay mượn cho phép các quốc gia hỗ trợ tài chính cho việc gia tăng vũ trang và các cuộc chiến tranh lớn  vượt khỏi sự thu nhập bình thường. Thêm nữa,  việc tiếp cận dễ dàng khả năng tín dụng  cho phép các quốc gia khai triển chính sách ổn định thuế má, cung cấp cho các khoản chi tiêu quá mức qua việc mượn nợ thay vì qua việc tăng thuế, một việc làm giảm bớt những gián đoạn kinh tế và xã hội. Nền cộng hoà Hoà Lan là một thí dụ điển hình của một quốc có thể vươn tới  một ưu thế địa chính vào thế kỷ 17 nhờ vào khả năng vay được tín dụng rẻ.  
Chính trị thân hữu cũng là một đặc điểm  chính khác của sự tranh đua chính trị quốc tế. Các đồng minh hùng mạnh cho phép các quốc gia chia sẻ gánh nặng quốc phòng, cùng an toàn tham gia vào các hế hoạch có tính chiến lược dài hạn đồng thời ngăn cản xung đột quốc tế. Ngược lại, các đồng minh tráo trở và không thể nhờ cậy, hoặc tự cô lập, lại hay bị tước đoạt mất những lợi thế này và thường là nguồn gốc của sự mất an ninh.
Cuối cùng và rõ rệt nhất, đó là các quốc gia thắng cuộc dễ dàng thâu tóm quyền lực hơn những quốc gia thua cuộc. Thắng trận chiến sẽ có thể làm giảm bớt những đe doạ về an ninh, lại có thể gặt hái thêm nhiều ảnh hưởng chính trị và  tới gần các nguồn lực giúp nâng cao vị trí quốc tế của quốc gia. Trái lại, bại trận có thể là cách trực tiếp nhất một quốc gia tụt dốc thế đứng của mình một cách thảm hại.  Thí dụ, năm 1941 Đức sở hữu 20% quyền lực thế giới (theo the Correlates of War Project’s Composite of National Capalities, một phương pháp đo lường chung của các nhà nghiên cứu chính trị gộp chung về thông tin của các tài nguyên kinh tế, nhân khẩu và quân sự lại với nhau). Nhưng đến năm 1945 khi Đức bị bại trong Thế Chiến II, phần quyền lực chia sẻ trên thế giới của Đức hạ xuống chỉ còn 8%. Trong khi cùng thời điểm, nước lãnh đạo phe đồng minh chiến thắng là Hoa Kỳ thấy quyền lực của mình tăng lên tới 14%.  Như Paul Kennedy viết: “sự chiến thắng của một cường quốc hay sự sụp đổ của một cường quốc khác luôn luôn là hệ quả của sự chiến đấu lâu dài của các lực lượng vũ trang”.
Chứng cớ thực nghiệm  hỗ trợ điều đó. Theo các lý thuyết gia về liên hệ quốc tế, quốc gia lãnh đạo trong hệ thống quốc tế trong 400 năm qua luôn luôn ở vào hàng ngũ các quốc gia dân chủ nhất. Danh sách này bao gồm Đế chế cộng hoà Hoà Lan (1609-1713), đế quốc Anh (1714-1945) và Hoa Kỳ (1945- hiện tại). Các quốc gia này có thể không được xếp loại hoàn toàn dân chủ theo định nghĩa đương thời, nhưng được coi là nằm trong những quốc gia tự do nhất vào thời điểm của họ. Thật khó để tranh cãi chống lại một ghi nhận trên 4 thế kỷ chưa bị đánh bại này.
Phân tích có tính thống kê và hệ thống hơn được trích dẫn  bằng những dữ kiện từ 1815 cho đến nay chỉ ra một sự tương quan mạnh mẽ giữa mức độ dân chủ của một quốc gia và sự gia tăng quyền lực thế giới của quốc gia vào thập niên tiếp theo. Bản phân tích cũng  chỉ ra các nối kết  giữa sự tăng trưởng kinh tế, tiếp cận  tín nhiệm quốc tế, các đồng minh thân cận và sự thành bại trong các cuộc ngoại chiến có tác động đến những thay đổi quyền lực kế tiếp. Thí dụ như vào 1816, năm đầu tiên ghi lại dữ kiện chia sẻ quyền lực toàn cầu có hiệu lực, Hoa Kỳ có được 4%, Russia 16%. Vào năm 2007, vị trí của 2 nước thay đổi ngược lại: Hoa Kỳ 14% và Russia 4%. Tỷ lệ mới đây của China dường như khá ấn tượng, nhưng nó chỉ bật mạnh lên sau nhiều thập niên bị tụt dốc thảm hại. Vào 1860, China có tới 19% quyền lực toàn cầu, nhưng rơi xuống 9% vào những năm 1950s. Mặc dù đã vươn dậy trong những năm qua, nó vẫn chưa hồi phục ngang mức độ thế kỷ 19. Trong cùng lúc, đối thủ India dân chủ của nó tiếp tục gia tăng quyền lực toàn cầu của mình một cách đều đặn. Nói chung, cả lý thuyết và chứng cớ đều nhận định rằng các thể chế dân chủ làm tốt hơn trong các cuộc tranh đua địa chính dài hạn.
Luận thuyết dân chủ thống trị đề xuất rằng Hoa Kỳ có một lợi thế chủ yếu trong cuộc tranh đua chiến lược với China: đó là các cơ cấu của Hoa  Kỳ. Nếu luận thuyết này là đúng, cái hệ thống chính trị mở của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn, bước tiến tốt đẹp hơn tới gần những thị trường tài chánh quốc tế, tới các đồng minh mạnh mẽ và sự tiến hành siêu việt trong các cuộc khủng hoảng quốc tế và chiến tranh. Ngược lại, đối với China, sự trì trệ trong chính trị sẽ gây hậu quả trì trệ về địa chính và kinh tế. Quả thực, cái cơ chế xơ cứng của đảng cộng sản Trung Quốc rõ ràng đã tác động đến những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc nâng cao vị thế quốc tế của mình, và mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi Tập Cận Bình xiết chặt thêm quyền lực của ông ta. Từ nhận thức này, nhiều dấu chỉ thời hạn gần đây do các chuyên gia nghiên cứu đánh giá tình trạng ganh đua quốc gia, chẳng hạn như tình trạng điều hành kinh tế và các liên hệ giao lưu, tự chúng đã là kết quả của những cơ cấu chính trị nội tại.
Triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ liên hệ với China tiếp tục mạnh mẽ. China vừa mới qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế to lớn nhất nếu chỉ so sánh sự đo lường trên sức mua bán, nhưng sự đo lường này trở thành vô dụng trong việc phân định ảnh hưởng toàn cầu. Điều chỉnh số lượng GDP (tổng sản lượng quốc gia) để giả định rằng việc hớt tóc ở Bắc Kinh cũng đắt đỏ tương đương với San Francisco có hữu ích cho vài sự so sánh kinh tế, nhưng điều đó không cho phép China mua được nhiều hàng không mẫu hạm hơn. Trên danh nghĩa, GDP của Hoa Kỳ là 17 ngàn tỷ đô la, khoảng 22% GDP toàn cầu. China vẫn ở khoảng cách xa với 10 ngàn tỷ, chiếm khoảng 13%. Như đã ghi nhận ở trên, một số chuyên gia dự đoán rằng, cứ theo xu hướng hiện thời, China có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ để thành nền kinh tế toàn cầu lớn nhất vào nằm 2021, nhưng dự đoán này hiện dễ bị bẻ gãy. Hơn nữa, sự thịnh vượng thực sự mới chính là cái GDP đáng tranh luận quan trọng hơn cho việc  gây ảnh hưởng quốc tế, như Derek Scissors thuộc Tổ Chức Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (AEI) cho thấy: Hoa Kỳ dẫn trước China trong phân loại này ở mức khổng lồ 42 ngàn tỷ đô la, và khoảng cách còn có thể tăng hơn nữa.
Điều chắc chắn, đảng cộng sản Trung Quốc đã có thể thành công đáng kể trong cái tỷ lệ tăng trưởng trong nhiều thập niên bằng cách di chuyển tài nguyên từ những nơi kém hiệu quả  đến chỗ có hiệu quả hơn (chủ yếu là sức lao động chuyển từ ngành nông sang ngành kỹ nghệ chế tạo sản xuất và qua sự đầu tư công cộng với khối lượng lớn, nhưng cái mô hình tăng trưởng kinh tế khai khoáng này đang đi đến giới hạn kiệt sức. Đi lên từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu để thành một quốc gia có lợi tức trung bình là một chuyện, nhưng nhảy vọt lên để thành một nền kinh tế tiên tiến lại là chuyện khác. Dường như không có gì bảo đảm là China sẽ duy trì mãi sự tăng trưởng  kinh tế ở tỷ lệ  hai con số; và quả nhiên, chính từ miệng của Tập Cận Bình nói ra rằng, tỷ lệ tăng trưởng của China chậm lại là chuyện bình thường. Bởi vậy, các kế hoạch hiện tại của China là đặt ưu tiên việc đổi mới kinh tế trước việc tăng trưởng. Thế nhưng đảng cộng sản Trung quốc chỉ có thể đi tới gìới hạn đổi mới hệ thống mà không muốn hạ  thấp  quyền cai trị của đảng. Đây là lý do tại sao các chính thể độc tài gặp khó khăn trong việc duy trì sự tăng trưởng trong thời gian dài. Quả thực, sự vo tròn bóp méo nền kinh tế dưới tay đảng cộng sản có thể nhìn thấy khắp nơi, từ việc không sẵn lòng chấp nhận việc đổi mới lao động cần thiết tới việc cố duy trì  vai trò có kích thước quá lớn của những doanh nghiệp quốc doanh không hữu hiệu. Nói ngắn gọn theo kiểu Damien Ma là: “Bức màn đã khép lại trên thời đại tăng trưởng nhanh chóng tại China”.
Mặt khác, các cơ chế của Hoa Kỳ là nguyên tố cho sự lan toả và tình trạng kinh tế của Hoa Kỳ luôn nhìn lên. Hoa Kỳ  tận hưởng sự hồi phục kinh tế hậu 2008  theo bất cứ nền kinh tế tiên tiến nào và đạt được tỷ lệ tăng trưởng thường niên 5% vào tam cá nguyệt thứ ba năm 2014. Sự thay đổi từ căn nguyên là đặc điểm của nền kinh tế thị trường tự do Hoa Kỳ đưa đến sự phát triển sản xuất dầu đá phiến, một kỹ thuật mới đưa Hoa Kỳ trở lại thành một siêu cường về năng lượng toàn cầu. Hơn nữa, còn có nhiều  hưá hẹn  với các cách mạng kinh tế tương lai liên quan tới các kỹ thuật tân kỳ đang từ từ xuất hiện như kỹ thuật in 3D ( 3 chiều).
Trong lãnh vực tài chánh toàn cầu, vị trí của Hoa Kỳ rõ ràng không có chỗ để công kích. Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí trung tâm của thế giới tài chánh quốc tế.  Nó vẫn là thực thể cho vay toàn cầu tối hậu và đồng đô la Mỹ vẫn là tiền tệ dự trữ toàn cầu. Hoa Kỳ được công nhận như một nền kinh tế đáng tin và năng động nhất. Mọi quốc gia cảm thấy bảo đảm trong việc vay mượn từ Hoa Kỳ. Khi các nhà đầu tư  bàn đến việc tìm tới sự an toàn, điều đó có nghĩa là đưa tiền bỏ  vào ngân khố phiếu Hoa Kỳ. Không ai nghĩ rằng họ có ý liên hệ tới việc mua trái phiếu China.
Đúng là China đang nắm giữ một số lượng dự trữ ngoại tệ trao đổi khổng lồ với kỳ vọng trở thành kẻ cho vay  tối hậu trong khu vực, với hiện tại có mức độ cho vay nhiều tiền hơn Ngân Hàng Thế Giới (WB). Nhưng đảng cộng sản Trung Quốc lại rất do dự trong việc chịu đổi mới thị trường, một điều cần thiết để trở thành một quyền lực tài chánh thực sự. Dòng chảy tự do của vốn, sự hoán đổi tiền tệ, sự thiết lập các tổ chức tài chánh ngoại quốc, sự tranh đua trong lãnh vực ngân hàng, sự dễ dãi trong việc đầu tư và trong công việc làm ăn ở China tất cả đều có vấn đề. China thiếu một thị trường vận hành công trái đô thị, và kết quả là có một khoản nợ công khổng lồ (lên tới 58% GDP) đang trở nên một trái bom tài chánh nổ chậm. Các viên chức Bắc Kinh đã kêu gọi thay thế đồng đô la (Mỹ) hiện đang là bản tệ dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, với sự vắng bóng một thị trưòng tài chánh mở cửa, sâu rộng và luân lưu, đồng nhân dân tệ (Yuan) còn lâu lắm mới hất cẳng nổi đồng đô. Khu vực thương mại tự do Thượng Hải được thiết lập năm 2013 cho việc đổi mới tài chánh như một thử nghiệm, nhưng cuộc thử nghiệm là một thất vọng. Một lần nữa, ưu tiên hàng đầu cho sự tồn vong của chế độ đã cản trở bước thực thi đổi mới. Tóm lại, Bắc Kinh thiếu vắng một loại cơ chế tài chánh có sức đẩy tới và duy trì sức bền bỉ của những cường quốc  trong quá khứ. Nói cách đơn giản, thị trường tài chánh không  có cửa để thăng tiến nổi trong các quốc gia độc tài.
Về phương diện ngoại giao, Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo trong hệ thống  các tổ chức quốc tế  được thiết lập sau Thế Chiến 2. Hoa Kỳ sở hữu một mạng lưới toàn cầu các đồng minh bao gồm trên 30 các quốc gia giàu có nhất và có thể chế dân chủ được quản trị tốt nhất; cộng chung lại, họ tạo nên hơn một nửa GDP của cả thế giới. Mặc dù có phần nào đó bị hoen ố trong những năm gần đây, cái mô hình và văn hoá Mỹ Quốc vẫn là nơi cung cấp hàng đống loại quyền lực mềm chất thành núi. Trái lại, China hầu như không có bạn hữu chân tình. China đang cố gắng đi vòng quanh cái trật tự thế giới do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhưng những cố gắng vụng về của China để cố mua chuộc các quốc gia đứng ngoài cái trật tự này ở châu Phi, Nam Mỹ và vài nơi khác đã gần như khuấy động lên sự oán hận  không thua kém phần ảnh hưởng mà nó đạt được. Bắc Hàn, quốc gia đồng minh duy nhất của China chỉ là một vùng kinh tế què cụt cai trị bởi kẻ độc tài dị hợm. Cho đến nay, sự tránh né liên kết của Bắc Kinh được coi như là vấn đề chính sách. Nhưng để trở thành một quyền lực bá chủ toàn cầu, China cần có đồng minh và cộng sự. Tuy nhiên, trong tương lai gần, thật khó để thấy China có thể tạo dựng nên nhiều thân hữu chính trị hùng mạnh  bên ngoài, phần lớn chính vì cái nền chính trị độc  đoán trong nước. Văn Phòng Quốc Gia Nghiên Cứu Á Châu (NBAR) báo cáo rằng “Càng ngày càng khó khăn cho chính quyền trong việc ngăn chặn lại những hồ sơ (vi phạm) các quyền tự do chính trị và dân sự để tránh ảnh hưởng đến sự tín nhiệm quốc tế của China”. Đơn giản là các quốc gia tự do sẽ không bao giờ tín nhiệm một quốc gia độc tài dẫn đầu thế giới.
Tuy nhiên, lợi điểm đáng chú ý nhất của Hoa Hỳ là sự ưu việt trong chỉ huy quân sự. Trong lúc thật sự khả năng chống cự lại của China gây khó khăn rất nhiều cho bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương Hoa Kỳ thẩm định quyền lực tại Á châu, thì ngay chính các viên chức của quân đội giải phóng nhân dân China (PLA) cũng nhận thức rằng China sẽ chỉ có thể có một lực lượng quân sự toàn cầu sớm nhất vào năm 2050. Vì vậy, cho đến khi các phân tích gia quân sự quan tâm đến  sự xung đột Hoa Kỳ - China ở tại Bắc Mỹ, thì việc bàn đến một trật tự quân sự thế giới lưỡng cực đều là quá sớm. Tuy nhiên, ngay tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương cũng có lý do để người ta hồ nghi sức mạnh quân sự đang lên của China. Lực lượng quân đội China là một tổ chức khét tiếng tham nhũng do bởi sự chi phối của đảng cộng sản đã hạ thấp tính năng chuyên nghiệp về quân sự của nó. China chắc chắn đang mua sắm những ‘đồ chơi’ nặng ký, nhưng khả năng của lực lượng chiến đấu trên chiến trường đang là một dấu hỏi lớn. Hơn nữa, sự thiếu vắng một diễn tiến an ninh quốc gia được cơ quan hoá gây hậu quả  là các quyết định bị lơ là không để ý tới. China liên tục kinh ngạc bởi các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ của quốc tế phản đối lại các chính sách khẳng định của China, bao gồm cả phản ứng của Hà Nội trong việc China kéo giàn khoan dầu vào vùng đang tranh chấp gần bờ biển Việt Nam năm 2014. Có thể giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng với giá đắt là sự sứt mẻ bang giao hai nước. Từ khi đó, liên hệ giữa Washington và Hà Nội trở nên thăng tiến hơn với việc  Hoa Kỳ loan báo sẽ gỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Sau những thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan, dường như có vẻ hợp lý để chỉ ra  những giới hạn của quyền lực quân sự của Mỹ, nhưng  cái dòng luân lưu tự do thông tin trong việc xây dựng chính sách an ninh quốc gia, mối quan hệ dân – quân  êm thắm, nhân viên quân sự  các cấp chuyên nghiệp và có trinh độ tay nghề cao, thế ưu việt quân sự được tập trung và lại có một lực lượng đồng minh toàn cầu áp đảo, tất cả tạo nên những lợi thế quân sự ghê gớm cho Hoa Kỳ. Một số người phản biện rằng, khi  cân bằng các ưu khuyết của hai phía sẽ thấy lợi thế nghiêng về China trong bất cứ tình huống bất ngờ nào tại Đông Á, nhưng cái cổ phần lớn hơn của Đức quốc Xã ở Âu châu vào thời kỳ Thế Chiến 2 đã chứng tỏ nó vẫn không cân xứng với uy lực quân sự của Mỹ và các đồng minh hợp lực. Các nhà hoạch định quốc phòng China phải nhận biết rõ ràng sự kiện là Hoa Kỳ chưa lần nào thua một cuộc chiến trực diện giữa 2 quốc gia. Nếu sự vươn lên của China tạo nên một Thế Chiến 3, cả về lý thuyết và lịch sử đều nhận định rằng điều đó là tai hoạ  cho Bắc Kinh.
Vào thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã lấy việc giải phóng chính trị  khắp thế giới là một phần trong cái chiến lược to lớn của mình, và cũng không quá lâu trước đây, những nhà làm chính sách Hoa Kỳ công khai kêu gọi  China nên có một sự tiến hoá  hoà bình về chính trị theo chiều hướng dân chủ hơn. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, việc cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền đã bớt ưu thế trong việc hàng ngày thực thi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với China, do bởi chương trình nghị sự song phương đã làm việc trên số lượng gia tăng các vấn đề liên hệ đến khu vực và cả toàn cầu. Dù vậy nhiều người Hoa Kỳ vẫn nấp dưới cái kỳ vọng dài hạn là cuối cùng  một nền dân chủ cho China cũng phải đến. Quả thực, ít ai nghĩ rằng sẽ có một sự ổn định thật sự lâu dài, hoặc một sự cộng tác sâu rộng và bền bỉ giữa 2 quốc gia mà không cần có những thay đổi chính trị cơ bản của Bắc Kinh.
Những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do tranh luận rằng mục tiêu dài hạn của  chiến lược Hoa Kỳ nên tìm cách kết hợp Bắc Kinh vào hệ thống toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo một cách hoà bình. Theo nhận thức này, sự gia tăng việc tương tác qua thị trường và các cơ cấu quốc tế sẽ nâng cao tầm khuyến khích cho sự cộng tác. Khi China phát triển kinh tế, tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh của China sẽ tự nhiên đòi hỏi có tiếng nói trong chính trị, dẫn tới một chuyển biến dân chủ không thể tránh khỏi. Lý thuyết dân chủ trong hoà bình cho chúng ta biết rằng, một China dân chủ sẽ cộng tác nhiều hơn và ít nghiêng về xu hướng chiến tranh hơn, hoàn tất việc quốc tế hoá China vào trong một trật tự quốc tế đặt căn bản trên luật lệ hoà bình hơn.
Một số khác tranh luận rằng mục tiêu tối hậu của chính sách Hoa Kỳ cần làm là duy trì tính ưu việt của mình, và họ cũng nhìn thấy vai trò quan trọng trong việc dân chủ hoá China. Có lẽ quá chú trọng đến việc suy diễn từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, họ cho rằng, cũng giống hệt như sự sụp đổ của Liên Xô, đảng cộng sản China rồi cũng bị diệt vong, dẫn theo cái chết của một kẻ thù và như vậy, kỷ nguyên Hoa Kỳ sẽ  kéo dài vô tận. Nhiều nhà tân bảo thủ có khuynh hướng đặt cược lớn vào đặc tính nội tại của các chế độ cũng thường coi một China dân chủ sẽ bớt hung hăng hơn và vì thế bớt đe doạ đến vị thế hàng đầu của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tất cả những nhận thức trên có thể quá lạc quan vì cùng một lý do: một chuyển biến êm đẹp qua thể chế dân chủ ở China có thể thực sự tạo nên một số thách đố nghiêm trọng cho Hoa Kỳ. Không như dưới chế độ cộng sản, một China dân chủ sẽ không sợ phải trải qua những đổi mới kinh tế. Điều này sẽ làm tăng khả năng Bắc Kinh cuối cùng sẽ thừa nhận những cơ cấu kinh tế cần thiết để trở thành lực lượng kinh tế vô địch không đối thủ. Có được những tổ chức kinh tế có tầm vóc ổn định và những luật lệ bảo vệ chính trị chống lại các quyết định tài chánh độc đoán, Thượng Hải sẽ không khó khăn để thay thế New York thành một trung tâm tài chánh toàn cầu mới  và đồng nhân dân tệ sẽ chiếm vị trí tiền tệ dự trữ mới. Một China dân chủ tự do cũng sẽ có thêm quyền lực mềm trong các quan hệ ngoại giao. Các quốc gia lân bang sẽ bớt sợ hãi, như vậy, một China tự do sẽ có thể thiết lập các mạng lưới của mọi cơ cấu tổ chức và có các đồng minh chính trị đầy đủ ý nghĩa.  Như vậy, chỗ đứng của Hoa Kỳ có thể sẽ lung lay bởi vì các quốc gia trong khu vực không còn cần tìm kiếm sự bảo vệ của Hoa Kỳ chống lại mối đe doạ của một China cộng sản. Cuối cùng, cái diễn tiến về những quyết định trọng yếu trên những vấn đề an ninh quốc gia được đổi mới và một tập hợp quân đội ít tham nhũng hơn sẽ cho phép China điều chỉnh đường lối ngoại giao và chiếm ưu thế trong chiến đấu một khi ngoại giao thất bại. Tóm lại, một China tự do dân chủ sẽ có vị trí tốt hơn để chiếm đoạt ngôi vị ưu việt toàn cầu từ tay Hoa Kỳ, trong khi một đảng cộng sản độc tài có vẻ làm xáo trộn sự vươn lên của China hơn.
Ở thời điểm hiện tại, đa số tranh luận về China tại Hoa Kỳ dường như giả thiết rằng mọi điều tốt lành sẽ đi chung với nhau, nhưng đây lại là trường hợp hiếm hoi. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thể đối diện một điều khó xử quan trọng và khó khăn khi họ suy tính đến một chiến lược dài hạn đối với China. Một mặt, Washington có thể hy vọng, hay nhiệt tình cổ vũ cho sự dân chủ hoá China trong một nỗ lực giải phóng China và giúp nước này cộng tác với quốc tế mạnh mẽ hơn, nhưng lại tăng thêm phần rủi ro là Hoa Kỳ sẽ cuối cùng phải bàn giao cái chìa khoá làm chủ toàn cầu cho Bắc Kinh. Mặt khác, Washington có thể phải chấp nhận sự cai trị của đảng cộng sản Trung quốc nếu muốn giữ lại kỷ nguyên Mỹ Quốc, nhưng với cái giá phải trả là sống chung với một China độc tài, gây rối và hiếu chiến. Nhưng có lẽ, điều phân vân khó khăn nhất lại nằm ở trong tay những độc  giả ở Bắc Kinh. Đảng cộng sản Trung Hoa có thể tiếp tục nắm quyền lực ở China, nhưng như vậy là nó được ủy thác để cai trị một đất nước chỉ nhắm tới thân phận bậc hai. Hoặc là China có thể trở nên một lãnh đạo thế giới thật sự qua việc  từ bỏ quyền lực của đảng cộng sản Trung Hoa, và sự thiết lập  một hệ thống chính trị dân chủ, qua nhiều thế kỷ đã chứng tỏ rằng đó là điều kiện tiên quyết cho sự thống trị quốc tế lâu dài.




Why Democracies Dominate: America’s Edge over China

Matthew Kroenig


 Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

Trôi theo mùa hè_Kết


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                             Chương 30 (kết)

     Rồi cũng qua đi

       Cả nhà kinh ngạc khi Edwin và Daisy May trở lại và đã  lấy nhau. Tôi nghĩ mẹ tôi, mặc dù  cái tình cảm dành cho cô ấy, mặc  dù bà thấy  vô cùng nhẹ nhõm với sự sống sót  quay về  của anh, bà vẫn hối tiếc cho cuộc hôn nhân. Đối với bà, Daisy vẫn chỉ là một  Barshinskey.  Edwin đáng lẽ phải  có được người  vợ khá hơn.
     Chuyện chiến tranh không thực sự đổi thay cá tính của con người vẫn luôn luôn làm tôi kinh ngạc. Có quá nhiều người đã chết hay bị thương tật. Bạn có thể cho rằng đâu còn là vấn đề nữa khi người ta đã trở về nhà. Nhưng không, điều rõ ràng là mẹ có vẻ thất vọng. Nhưng rồi từ từ, từng chút một, toàn thể câu chuyện của Daisy May bắt đầu hé lộ ra.
 

Trôi theo mùa hè_29


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

              Chương 29

Hành trình vượt thoát

     Tuyết bắt đầu rơi. Mới cuối thu sang đầu đông, tuyết đã rơi  nhiều.  Ngôi làng đã bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ngoại trừ  có một chiếc xe trượt tuyết do một tên vệ binh đỏ lái, không ai khác đến. Tên vệ binh đỏ đến trưng thu thực phẩm. Người dân trong làng buồn rầu nhìn hắn lấy đi mớ ngũ cốc và khoai tây của họ, rồi cấp cho họ những mảnh giấy vô dụng. Khi hắn đến, Daisy và Edwin ẩn mình lẫn lộn trong  đám dân quê, coi như  họ chỉ  là hai miệng ăn trong cái gia đình Yelena quá đông con cái này.
 

Trôi theo mùa hè_28


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                       Chương 28

 Một cuộc tình tan

      Vào cuối tháng Chín, Ivan từ bệnh viện  về làng để nghỉ hai tuần phép dưỡng bệnh. Sau đó anh phải về trinh diện hội đồng y khoa để quyết định xem anh có đủ sức khoẻ  để  trở lại chiến trường Pháp hay không.
     Trông anh  sung  sướng, thoải mái. Sophie  chăm sóc anh cẩn thận, nhưng không thấy dấu hiệu của sự  rối  loạn hay run rẩy.  Chuyện gì đó làm anh khủng hoảng, dường như đã được chữa khỏi với sự  có mặt nhiệm mầu của Lillian.
 

Trôi theo mùa hè_27


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                 Chương 27

   Quyết không lùi bước

     Daisy biết rõ rằng không dễ dàng để đưa anh  ra khỏi đất Nga. Giấy tờ tuỳ thân của anh đã bị tịch thu, lại là dân Anh. Hai yếu tố kết hợp lại làm cho số mạng của anh trong hành trình vô cùng nguy hiểm. Ngay tại cái làng hẻo lánh này nơi cô tìm thấy anh cũng đã bắt đầu  có những tin đồn đãi lan truyền : rằng  vị cha già  của dân tộc Nga” đã chết; rằng người Anh và người Đức đã kết đồng minh với nhau và  chuẩn bị xâm lược nước Nga; rằng đám tàn quân Sa Hoàng đi bắn giết người;  quân Bôn Sê Vích đi cứu mạng dân quê bị bọn cướp đe doạ…
 

Trôi theo mùa hè_26


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

             Chương 26

                      Tình như câm nín

      Cho tới khi nhận được bức điện tín từ  Bộ Quốc Phòng, Sophie đã không biết rằng, vì sự vắng mặt của người em gái, Ivan đã  ghi tên cô là người  thân  cận nhất của anh. Cô không có thì giờ để nghĩ ngợi về chuyện đó mãi cho tới sau này. Cô còn  đang để hết tâm trí  vào việc chống cơn đau quặn thắt trong lòng khi  vừa nhận được cái bao thư màu vàng trên tay. Trong bốn năm qua, nó đã  đi vào làng biết bao nhiêu lần rồi, nhưng chưa bao giờ  tới tay cô, cho đến lúc này.
 

Trôi theo mùa hè_25


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                  Chương 25

  Muôn dặm tìm chàng

       Daisy đến Tver hai ngày sau khi Edwin đã  ra đi. Mang bọc hành lý trên vai, cô phải cuốc bộ từ nhà ga, vì xe điện đã bị trật khỏi đường rầy vào lúc sáng sớm, mọi sự vận chuyển đều bị ngưng trệ. Mệt mỏi, nhưng khi  tới được vành đai trung tâm thành phố, một cảm giác hưng phấn tạo  thêm năng lực và  sự kích thích  giúp đôi chân nhức mỏi của cô rảo bước trên đường. Cô đã viết  địa chỉ trên một mảnh giấy và giữ kỹ trong túi, nhưng thật không cần thiết. Cô đã thuôc lòng nó trong trí. Dường như số mệnh  cũng  đã nhận ra là  hành trình của cô đã quá khó khăn, cô tìm ra địa chỉ không mấy khó khăn.
 

Trôi theo mùa hè_24


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                      Chương 24

Chuyện tình bi thảm

     Ga xe lửa ở về phía Tây của Tver. Căn phòng họ sống ở dưới tầng trệt của một căn nhà  ở bên phía  có đường rầy của thị trấn. Căn phòng nhỏ bé, gần như cái giường đã choán hết chỗ. Cái giường sắt có kèm theo tấm nệm, không tấm trải cũng không chăn gối. Beekov, người chủ căn hầm nói, họ đã phải bán chúng đi để mua thực phẩm. Edwin  đành phải tiêu  xài thêm một mớ trong số tiền tiết kiệm đã thâm hụt gần hết để mua chăn gối .
 

Trôi theo mùa hè_23


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                  Chương 23

   Lên đường giúp lối thoát

      Vào thời điểm  mùa Đông thứ hai  đến ở Mogotovo, những người đàn bà tỵ nạn    khu tập thể đã được tổ chức thành một khu kỹ nghệ tự lập. Họ làm những chiếc áo khoác   và vớ len tự chế mà Daisy May và Matthew Foulgar đem đi phân phát tới những làng lân cận chung quanh. Họ bắt đầu đi xa hơn, cố gắng  giúp đỡ một khu vực  rộng lớn với những bó đồ cứu trợ nhỏ đi và không còn tương xứng, nhưng dường như vẫn còn mang hy vọng đến cho đàn bà  trẻ con, những người đang thiếu ăn thiếu mặc.
 

Trôi theo mùa hè_22


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

          Chương 22

   Rắc rối  cách mạng

          Mỗi ngày, anh đến phòng cảnh sát ở Sadovaya ngồi chầu chực hàng nhiều giờ để xin được cấp  giấy xuất cảnh đặc biệt cho anh và Galina. Văn phòng lúc đóng lúc mở dưới   trách nhiệm của một tên lính  râu ria rậm rạp một bên cánh tay đeo băng đỏ. Sàn nhà thật là dơ dáy, và tên lính coi sóc văn phòng cứ luôn miệng khạc nhổ quanh cái bàn nơi  hắn ngồi tạo thành một vòng đờm  dãi đông cứng  kinh tởm. Lâu lâu  có một viên cán bộ xuất hiện  bất chợt, hắn  xem xét   qua đống hồ sơ  ngày càng chồng chất trên bàn.
 

Trôi theo mùa hè_21


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                Chương 21

          Nỗi niềm đơn phương

     Khi Sophie nhận được thư của Ivan gửi về nói anh sắp về nghỉ phép, lần đầu  tiên trong suốt ba  năm buồn chán cô cảm thấy rằng  cô đã có thể cho phép hy vọng bùng nở trong lòng. Cô đã quyết chí giữ  niềm hân hoan kể từ khi  Edwin biến đi vào đất nước Nga.  Khi cô nhìn thấy cảnh  bố mẹ ngại ngùng, ngơ ngác vì chiến tranh, vì  sự đào nhiệm của Edwin, vì tính cách thay đổi độc lập của Daisy, cô bắt đầu tỏ ra vui vẻ, tăng thêm niềm  tự tin rằng không có gì phải quá lo lắng. Đôi khi cô tởm lợm ngay cái dáng điệu giả vờ vui vẻ của mình.
 

Trôi theo mùa hè_20


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                 Chương 20

                       Biến loạn khởi đầu

     Hơn hai năm trời, anh van nài cầu khẩn cô quay trở về Anh. Anh nói nếu ông Heikki không giúp, anh sẽ làm hết sức mình với lãnh sự quán để giành  tìm một chỗ trên xe lửa qua biên giới Phần Lan cho cô. Cũng hơn hai năm trời cô bướng bỉnh từ chối trở về, lúc đầu vì còn ham vui, vì cái thành phố Petrograd này, mặc cho tình trạng chiến tranh, vẫn quyến rũ, vui vẻ và đáng sống. Sau đó, cô đành nhượng bộ, là vì cô quá yếu. Nhưng rồi ngay khi cô khoẻ hơn một chút, chỉ cần một ít cố gắng, có thể chịu đựng nổi hành trình, cô cũng nhất định từ chối không về. Sau cuộc giải phấu, phải đem bán đôi bông tai kim cương, và  những đồ đạc quý giá để lấy tiền chi trả, cô bám chặt lấy anh,  từ chối nghe lời mỗi khi anh đề nghị cô trở lại Anh Quốc một mình. Nhất quyết đòi anh phải về chung.
 

Trôi theo mùa hè_19


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                        Chương 19

     Hành trình dấn thân

          Khi Sophie đưa  vé cho người soát vé coi rồi vội vã lên sân ga của trạm xe lửa Newcastle, lúc đầu, cô không tìm thấy Daisy May. Một đám đông nghẹt các thủy thủ đang chất đồ đạc hành trang của họ lên toa chở hành lý. Cô phải chen lấn qua họ. Trời còn quá  sớm và lạnh lẽo  để họ có thể  biểu lộ  tinh thần cao thượng, nhất là rõ ràng họ  đang trở lại sau những ngày giờ nghỉ phép để phục vụ tiếp tại vùng Biển Bắc. Nhưng rồi họ cũng bị khuất phục chịu mở lối cho cô.
 

Trôi theo mùa hè_18


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                   Chương 18 

                                                     Rối ren cuộc đời
      Khi những  mảng  tuyết đầu tiên bắt đầu rơi xuống, cuộc sống của anh và của những người còn lại trên tàu Mạc Tư Khoa II bắt đầu thay đổi  mà không hề thấy trước.  Trong mấy tuần lễ cuối của mùa hè và mùa mưa  theo sau, một mùa thu ngắn ngủi trên phần đất phía bắc nước Nga, một đám thủy thủ người Nga lên tàu. Con tàu được  xử dụng như một tiếp vận hạm dọc theo bờ biển Baltic. Họ chuyên chở than đá, đôi khi máy móc  và có một lần là những thùng súng ống cổ  vừa được tìm thấy trong một xưởng quân đội cũ và được tiếp nhận thật vui mừng để làm dịu bớt  thảm trạng thiếu thốn vũ khí trầm trọng ở chiến tuyến.

 

Trôi theo mùa hè_17


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                       Chương 17

Người xưa trở về

      Nhiều lá thư Edwin gửi về bị kiểm duyệt. Một số lớn những hàng chữ bị người ta dùng mực đen bôi xoá, nhưng có một bức bằng cách nào đó đã lọt sổ. Bức thư nói con tàu của anh  đang được xử dụng  như một tàu tiếp vận lên xuống trong vịnh Phần Lan và đi cả  vào vùng biển Baltic nếu họ dám liều lĩnh.  Trên tàu họ làm việc chung với đám thủy thủ người Nga thay thế chỗ cho đám thủy thủ Anh đã được trả về Anh bằng đường bộ, và Edwin đang cố học tiếng Nga để có thể giao tiếp với họ.
 

Trôi theo mùa hè-16


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                           Chương 16

   Nên về hay ở?

       Chiến tranh đã không tác động đến ý thức của anh chút nào cho đến  khi bỗng nhiên nó trở thành một sự kiện chủ động và  mang đầy  tính thúc ép.  Những tờ báo cũ được lôi ra từ các hộc tủ, các bao bì, và  những biến cố  trọng đại đã xảy ra trong  tháng vừa qua, từ  sau cuộc ám sát ông hoàng Franz Ferdinand, tất cả được nối kết lại với nhau. Họ bị gò bó  trên  tàu trong ít ngày. Không ai biết chuyện gì rồi sẽ xảy ra, nên làm chuyện gì. Những  mẩu tin  rời rạc vô nghĩa   từ Anh  trôi giạt vào  bờ  đến  phía khó khăn nguy hiểm của Âu châu.
 

Trôi theo mùa hè_15


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                           Chương 15

                                                  Cuộc sống đôi đường 
        Tôi không nghĩ  có gì khác biệt cho anh, cho dù là một thợ đốt lò cho đầu máy xe lửa hay đốt lò cho máy tàu thủy”.
     Rất nhiều lần, anh nhớ tới câu nói đó với cái cảm giác sợ hãi đến phát ốm, thêm vào  cái  mặc cảm thất bại và xấu hổ. Trong mấy ngày đầu, anh không thể nhớ bất cứ gì. Chỉ có thể cố chịu đựng với nỗi kinh hoàng, với tội lỗi tầy trời mà anh đã phạm, gánh vác cuộc sống  do chính anh tự kết án. Nhưng sau đó, khi đã học hỏi cách đối phó và làm việc  trong cái khoang  hầm tàu đáng sợ đó, anh nhớ lại lời nói trên và trong phút chốc tự hỏi mình, không biết có phải ông Heikki Rautenberg cố ý  đưa anh vào làm ở đây là tìm  cơ hội để giết chết anh không, bởi theo ý anh, không ai có thể   tồn tại với  đời sống như thế này trong một khoảng thời gian dài, đời sống  khủng khiếp vô nghĩa vật lộn với khói lửa  làm da thịt héo khô, với bụi bặm , mồ hôi và  chung đụng  với những con người thất học, không thua gì những con  súc vật.

Trôi theo mùa hè_14


Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

                     Chương 14

                          Lại một đổi thay

     Sophie luôn luôn ghi lại ngày tháng  sự thay đổi bản tính của Daisy May xảy ra kể từ hôm có lá thư của Edwin gửi về. Chính nó là cái nguyên nhân cho sự đổi thay của Daisy May.  Trong suốt cuộc đời hai người, kể từ lúc mười một tuổi, họ luôn là  bạn thân. Ngoại trừ một chút tính bướng bỉnh không điển hình lắm, cô là một người con gái trầm lặng, quả cảm, biết ơn, ngoan ngoãn và dễ sai bảo.  Nhưng  từ sau lá thư của Edwin, bản tính ấy của cô hoàn toàn thay đổi..