Dân chủ chiếm thế thượng phong: lợi thế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
Với một dân số khổng lồ của China cộng với tốc độ kinh tế tăng trưởng
nhanh, Bắc Kinh có thể sẽ sớm đánh bật vị
thế của Washington để thành bá chủ Á châu. Ví dụ, báo The Economist dự đoán rằng
China có thể vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2021. Hơn nữa, chúng ta biết rằng sức
mạnh quân sự thường đi theo sức nặng kinh tế. Việc tăng cường quân sự đang diễn
ra của Bắc Kinh đã giới hạn khả năng của Mỹ trong việc triển khai quyền lực tại
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu China
đi theo bước chân của Washington trong việc đầu tư vào khả năng thiết lập
sức mạnh toàn cầu, có lẽ chừng vài chục năm tới, người ta có thể hình dung nó sẽ
chiếm lấy sức
mạnh quân sự toàn cầu tuyệt đối từ trong tay Washington.
Có
hẳn thế không ? Để tìm cho ra câu tr ả lời
trong việc China có trở thành thế lực mạnh
nhất thế giới hay không, không chủ yếu nằm trong lĩnh vực kinh tế hay quân sự. Điều
đáng chú ý hơn lại chính ở tại các cơ cấu chính trị trong nước. Chính các cơ cấu này đề xuất ra một câu
trả lời jhả dĩ mơ hồ cho câu hỏi liệu
China có thành quốc gia đứng đầu thế giới hay không. Nhiều nhà lý thuyết chính trị tây phương nhận định rằng các quốc gia được cai trị trên nền tảng cơ chế dân chủ thường
hành xử tốt hơn trong các cuộc thi đua chính trị dài hạn, và các nghiên cứu về
khoa học xã hội cũng đồng tình. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia vượt trội
nhất trong vài thế kỷ vừa qua như Anh Quốc và Hoa Kỳ đã ở trong số quốc gia dân
chủ nhất. Trong khi đó, các đối thủ độc tài của họ như Đế quốc Đức (kế tiếp là
Quốc Xã Nazi) và Liên Xô cuối cùng phải sụp đổ tan tành. Tương tự. các cơ cấu của
Hoa Kỳ đang là lợi điểm cạnh tranh chủ yếu trong cuộc đối đầu sắp tới với Trung
Cộng. Khác biệt với uy thế đang lên của Trung Cộng, người ta có nhiều lý do để
tin rằng cái kỷ nguyên Hoa Kỳ tiếp tục tồn tại, và có khi còn có thể cho rằng
Hoa Thịnh Đốn không những không hoan nghênh, mà còn lo sợ Trung Cộng có một
chuyển biến dân chủ trong tương lai.
Quan
niệm rằng quốc gia có hình thức chính
quyền mang tính đại diện có thể duy trì quyền lực hữu hiệu hơn những chế độ không
đại diện dân là một quan niệm kiên trì. Các nhà lý luận cổ điển thường vạch rõ
một sự phân biệt giữa khái niệm dân chủ, một hình thức thái hoá của khái niệm
chính quyền với đặc điểm “cai trị bởi quần chúng”, và khái niệm cộng hoà, một hệ
thống pha trộn với đặc điểm quần chúng tham gia nhưng đại biểu cai trị, một hình
thức tương đồng hơn với các khuôn mẫu dân chủ đương thời. Polybious,
Montesquieu và Machiavelli đều cùng đề xuất
những lợi ích có thể có của các hình
thái chính thể cộng hoà, và cùng nhận định rằng chính các cơ chế chính trị nội
tại của La Mã đã là động lực chính yếu cho những thời kỳ thăng trầm của đế quốc
La Mã.
Theo
dòng lịch sử, Polubious đã viết lên lịch sử La Mã, thế nhưng mục đích chính của
ông chỉ nhằm giải thích các nguồn gốc tạo nên sự thành công của nó. Ông viết: “Phần đáng ca ngợi và mang tính giáo dục nhất
của chủ đề này của tôi là cho người đọc
hiểu biết làm sao, và nhờ vào hệ thống chính trị nào, một biến cố chưa có tiền
lệ xảy ra: đó là sự chiến thắng hầu như toàn thế giới được biết đến khi đó,
trong một thời hạn dưới 53 năm chỉ dưới tay
một kẻ cai trị La Mã?” Polybious giải thích ngay: “Nguyên chính dẫn đến hoặc thành công hay thất
bại là cái bản chất của hệ thống chính quyền của nhà nước đó.” Theo
Polybious, chính cái cơ chế chính trị của La Mã là sức mạnh cho phép nó trở nên
vô địch và khống chế thế giới xung quanh.
Nếu
người ta nghĩ rằng, để trở thành một nhà lãnh đạo đẳng cấp thế giới có uy quyền
và đế quốc sâu rộng, một trung tâm điểm của thế giới, vậy thì họ phải thú nhận
rằng cái cơ chế của Spartan rất thiếu sót, còn cơ chế La Mã siêu việt và năng động
hơn. Các dữ kiện của cả hai thể chế chứng tỏ sự thật này.
Trong
tác phẩm “Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn
đến sự vĩ đại cũng như sự suy vong của triều đại La Mã”, Montesquieu cũng
xem xét đến sự liên hệ giữa những cơ cấu chính trị nội tại của La Mã và thế đứng quốc tế của nó.
Ông cho rằng triều đại La Mã vươn lên đến tuyệt đỉnh uy lực dựa trên căn bản của
các cơ cấu cộng hoà. Nhưng cái chết của thể chế cộng hoà dưới thời Caesar và các
vị hoàng đế kế tiếp đã gieo mầm cho sự thối rữa. Ông viết: “Họ
(La Mã) chiến thắng nhân dân bằng phương tiện tuyên truyền, nhưng với lối chiến
thắng như vậy, nền cộng hoà của họ không thể bền vững. Đó là sự cần thiết để
thay đổi chính quyền, và những châm ngôn trái nghịch mà chính quyền mới xử dụng
sẽ làm cho sự sụp đổ lớn lao”.
Nền học thuật thời nay cũng ủng hộ cái ý tưởng
cho rằng các nền dân chủ vươn tới sự lãnh đạo. Các nhà kinh tế Daron Acemoglu,
Simon Johnson và James A Robinson nhận định rằng các quốc gia với những định chế
kinh tế bao quát, tức là một cơ cấu kinh tế
cung cấp sự an toàn cho các quyền tư hữu và quyền tiến tới các nguồn tài
nguyên kinh tế một cách tương đối bình đẳng
cho xã hội trên bình diện to lớn, quốc gia đó tăng trưởng ở tỷ lệ nhanh
chóng hơn các đối thủ độc quyền của họ. Các kinh tế gia này tranh luận rằng việc
gạt bỏ ra ngoài phần lớn dân số của họ khỏi hoạt động nâng mức tăng trưởng sẽ
làm tình huống xấu đi. Hơn thế nữa, sự
chọn lựa cơ cấu kinh tế của một quốc gia thường bị tác động nặng nề từ cái cơ
chế chính trị của quốc gia đó. Các quốc gia có cơ chế chính trị mở (các thể chế
dân chủ) thường dễ sản sinh ra một cơ cấu kinh tế tốt đẹp bởi vì những kẻ lên nắm
quyền thường xuất thân từ thành phần đa số của xã hội và bởi thế, họ thường sẵn
lòng bảo vệ các lợi ích kinh tế của xã hội. Thêm vào đó, việc kiềm chế quyền điều
hành cho phép các nhà cai trị cam kết việc bảo vệ quyền tư hữu một cách đáng
tin tưởng, một yếu tố khuyến khích công dân của họ tham gia vào các hoạt động
kinh tế, đầu tư và kế hoạch dài hạn.
Các
thể chế dân chủ không chỉ tăng trưởng ở một tỷ lệ nhanh chóng hơn, chúng còn được
cho vay mượn dễ dàng hơn khi gặp khó khăn. Kenneth Schultz và Barry Weingast chỉ
ra rằng các cơ chế dân chủ thường dễ trở thành những quyền lực tài chánh vì chúng
đáng tin cậy. Trong khi các chế độ độc tài có thể tuỳ tiện xù nợ của quốc gia họ,
các cơ chế hành chánh dân chủ bị kiềm chế bởi cơ quan lập pháp nội tại, toà án
và các lợi ích kinh tế gắn liền với hệ thống chính trị. Điều này giúp họ dễ
dàng thu hút nguồn vốn và thả nổi những món nợ lớn ở mức phân lời thấp.
Tuy nhiên, lợi ích của dân chủ vượt quá khỏi
lãnh vực kinh tế để ảnh hưởng đến các vấn đề quân sự. Các nhà nghiên cứu chính
trị nghĩ rằng các nhà lãnh đạo dân chủ thường do dự khi từ bỏ những cam kết với
đồng minh vì họ lo sợ phải trả giá đắt cho thanh danh cả trong lẫn ngoài nước.
Với lý do này, các chế độ dân chủ ngày càng tạo nên khối đồng minh rộng lớn
hơn, bền bỉ hơn và đáng trông cậy hơn. NATO là một ví dụ cụ thể nổi bật. Thêm
vào đó, cái lý thuyết dân chủ hoà bình này giúp cho các chế độ dân chủ bớt đi
các cuộc chiến tranh, ít nhất là với các chế độ dân chủ khác. Quan trọng hơn, họ
có nhiều cơ may chiến thắng hơn khi có
chiến tranh. Quả thực, kể từ 1815, các thể chế dân chủ đã thắng trận với tỷ lệ
77% các cuộc xung đột so với 45% của các chế độ độc tài. Các nhà nghiên cứu
chính trị Dan Reiter và Allan Stam nhận định rằng nền dân chủ đạt được hiệu quả
hơn trong vấn đề chiến tranh bởi họ thừa hưởng một luồng thông tin tự do dồi
dào và, với một con mắt lo lắng cho cái
thùng phiếu bầu, họ sẽ cố không dính vào những tranh chấp có thể bị thua cuộc.
Một số khác tán dương các phẩm chất siêu việt của người chiến sĩ dân chủ, của một quân đội có sự kiểm soát của dân sự và có
những đồng minh mạnh mẽ.
Dĩ
nhiên, cũng như trong bất cứ lãnh vực hàn lâm nào khác, những lý luận trên vẫn
là chủ đề cần tranh luận. Tuy nhiên, có lửa mới có khói, vẫn còn có nhiều lý do
hơn để tin rằng dân chủ có gì đó khác biệt.
Những
lợi ích của nền tảng dân chủ vượt ra khỏi điều tầm thường. Đúng hơn, nó đi vào
tâm điểm cái khả năng của một quốc gia
có thể tồn tại và tích luỹ quyền lực hay không trong một hệ thống quốc tế không
có chính phủ. Trong tác phẩm cổ điển “Chiến tranh và sự thay đổi trong chính trị
thế giới”, Robert Gilpin tranh luận rằng những tỷ lệ khác biệt của sự tăng
trưởng kinh tế là cái quyết định chính yếu của những chuyển biến quyền lực
trong số các quyền lực vĩ đại. Tính trung tâm tới các thị trường tư bản quốc tế cũng là một nguồn quan trọng
khác. Khả năng vay mượn cho phép các quốc
gia hỗ trợ tài chính cho việc gia tăng vũ trang và các cuộc chiến tranh lớn vượt khỏi sự thu nhập bình thường. Thêm nữa, việc tiếp cận dễ dàng khả năng tín dụng cho phép các quốc gia khai triển chính sách ổn
định thuế má, cung cấp cho các khoản chi tiêu quá mức qua việc mượn nợ thay vì
qua việc tăng thuế, một việc làm giảm bớt những gián đoạn kinh tế và xã hội. Nền
cộng hoà Hoà Lan là một thí dụ điển hình của một quốc có thể vươn tới một ưu thế địa chính vào thế kỷ 17 nhờ vào khả
năng vay được tín dụng rẻ.
Chính
trị thân hữu cũng là một đặc điểm chính
khác của sự tranh đua chính trị quốc tế. Các đồng minh hùng mạnh cho phép các
quốc gia chia sẻ gánh nặng quốc phòng, cùng an toàn tham gia vào các hế hoạch có
tính chiến lược dài hạn đồng thời ngăn cản xung đột quốc tế. Ngược lại, các đồng
minh tráo trở và không thể nhờ cậy, hoặc tự cô lập, lại hay bị tước đoạt mất những
lợi thế này và thường là nguồn gốc của sự mất an ninh.
Cuối
cùng và rõ rệt nhất, đó là các quốc gia thắng cuộc dễ dàng thâu tóm quyền lực hơn
những quốc gia thua cuộc. Thắng trận chiến sẽ có thể làm giảm bớt những đe doạ
về an ninh, lại có thể gặt hái thêm nhiều ảnh hưởng chính trị và tới gần các nguồn lực giúp nâng cao vị trí quốc
tế của quốc gia. Trái lại, bại trận có thể là cách trực tiếp nhất một quốc gia
tụt dốc thế đứng của mình một cách thảm hại.
Thí dụ, năm 1941 Đức sở hữu 20% quyền lực thế giới (theo the Correlates of War Project’s Composite of National Capalities,
một phương pháp đo lường chung của các nhà nghiên cứu chính trị gộp chung về
thông tin của các tài nguyên kinh tế, nhân khẩu và quân sự lại với nhau).
Nhưng đến năm 1945 khi Đức bị bại trong Thế Chiến II, phần quyền lực chia sẻ trên
thế giới của Đức hạ xuống chỉ còn 8%. Trong khi cùng thời điểm, nước lãnh đạo
phe đồng minh chiến thắng là Hoa Kỳ thấy quyền lực của mình tăng lên tới 14%. Như Paul Kennedy viết: “sự chiến thắng của một cường quốc hay sự sụp đổ của một cường quốc khác
luôn luôn là hệ quả của sự chiến đấu lâu dài của các lực lượng vũ trang”.
Chứng
cớ thực nghiệm hỗ trợ điều đó. Theo các
lý thuyết gia về liên hệ quốc tế, quốc gia lãnh đạo trong hệ thống quốc tế
trong 400 năm qua luôn luôn ở vào hàng ngũ các quốc gia dân chủ nhất. Danh sách
này bao gồm Đế chế cộng hoà Hoà Lan (1609-1713), đế quốc Anh (1714-1945) và Hoa
Kỳ (1945- hiện tại). Các quốc gia này có thể không được xếp loại hoàn toàn dân
chủ theo định nghĩa đương thời, nhưng được coi là nằm trong những quốc gia tự
do nhất vào thời điểm của họ. Thật khó để tranh cãi chống lại một ghi nhận trên
4 thế kỷ chưa bị đánh bại này.
Phân
tích có tính thống kê và hệ thống hơn được trích dẫn bằng những dữ kiện từ 1815 cho đến nay chỉ ra
một sự tương quan mạnh mẽ giữa mức độ dân chủ của một quốc gia và sự gia tăng
quyền lực thế giới của quốc gia vào thập niên tiếp theo. Bản phân tích cũng chỉ ra các nối kết giữa sự tăng trưởng kinh tế, tiếp cận tín nhiệm quốc tế, các đồng minh thân cận và sự
thành bại trong các cuộc ngoại chiến có tác động đến những thay đổi quyền lực kế
tiếp. Thí dụ như vào 1816, năm đầu tiên ghi lại dữ kiện chia sẻ quyền lực toàn
cầu có hiệu lực, Hoa Kỳ có được 4%, Russia 16%. Vào năm 2007, vị trí của 2 nước
thay đổi ngược lại: Hoa Kỳ 14% và Russia 4%. Tỷ lệ mới đây của China dường như
khá ấn tượng, nhưng nó chỉ bật mạnh lên sau nhiều thập niên bị tụt dốc thảm hại.
Vào 1860, China có tới 19% quyền lực toàn cầu, nhưng rơi xuống 9% vào những năm
1950s. Mặc dù đã vươn dậy trong những năm qua, nó vẫn chưa hồi phục ngang mức độ
thế kỷ 19. Trong cùng lúc, đối thủ India dân chủ của nó tiếp tục gia tăng quyền
lực toàn cầu của mình một cách đều đặn. Nói chung, cả lý thuyết và chứng cớ đều
nhận định rằng các thể chế dân chủ làm tốt hơn trong các cuộc tranh đua địa chính
dài hạn.
Luận
thuyết dân chủ thống trị đề xuất rằng Hoa Kỳ có một lợi thế chủ yếu trong cuộc
tranh đua chiến lược với China: đó là các cơ cấu của Hoa Kỳ. Nếu luận thuyết này là đúng, cái hệ thống
chính trị mở của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
cao trong dài hạn, bước tiến tốt đẹp hơn tới gần những thị trường tài chánh quốc
tế, tới các đồng minh mạnh mẽ và sự tiến hành siêu việt trong các cuộc khủng hoảng
quốc tế và chiến tranh. Ngược lại, đối với China, sự trì trệ trong chính trị sẽ
gây hậu quả trì trệ về địa chính và kinh tế. Quả thực, cái cơ chế xơ cứng của đảng
cộng sản Trung Quốc rõ ràng đã tác động đến những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc
nâng cao vị thế quốc tế của mình, và mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi Tập Cận Bình
xiết chặt thêm quyền lực của ông ta. Từ nhận thức này, nhiều dấu chỉ thời hạn gần
đây do các chuyên gia nghiên cứu đánh giá tình trạng ganh đua quốc gia, chẳng hạn
như tình trạng điều hành kinh tế và các liên hệ giao lưu, tự chúng đã là kết quả
của những cơ cấu chính trị nội tại.
Triển
vọng kinh tế của Hoa Kỳ liên hệ với China tiếp tục mạnh mẽ. China vừa mới qua mặt
Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế to lớn nhất nếu chỉ so sánh sự đo lường trên sức
mua bán, nhưng sự đo lường này trở thành vô dụng trong việc phân định ảnh hưởng
toàn cầu. Điều chỉnh số lượng GDP (tổng sản lượng quốc gia) để giả định rằng việc
hớt tóc ở Bắc Kinh cũng đắt đỏ tương đương với San Francisco có hữu ích cho vài
sự so sánh kinh tế, nhưng điều đó không cho phép China mua được nhiều hàng không
mẫu hạm hơn. Trên danh nghĩa, GDP của Hoa Kỳ là 17 ngàn tỷ đô la, khoảng 22%
GDP toàn cầu. China vẫn ở khoảng cách xa với 10 ngàn tỷ, chiếm khoảng 13%. Như đã
ghi nhận ở trên, một số chuyên gia dự đoán rằng, cứ theo xu hướng hiện thời,
China có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ để thành nền kinh tế toàn cầu lớn nhất vào nằm
2021, nhưng dự đoán này hiện dễ bị bẻ gãy. Hơn nữa, sự thịnh vượng thực sự mới
chính là cái GDP đáng tranh luận quan trọng hơn cho việc gây ảnh hưởng quốc tế, như Derek Scissors thuộc
Tổ Chức Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (AEI) cho thấy: Hoa Kỳ dẫn trước China trong phân
loại này ở mức khổng lồ 42 ngàn tỷ đô la, và khoảng cách còn có thể tăng hơn nữa.
Điều
chắc chắn, đảng cộng sản Trung Quốc đã có thể thành công đáng kể trong cái tỷ lệ
tăng trưởng trong nhiều thập niên bằng cách di chuyển tài nguyên từ những nơi kém
hiệu quả đến chỗ có hiệu quả hơn (chủ yếu
là sức lao động chuyển từ ngành nông sang ngành kỹ nghệ chế tạo sản xuất và qua
sự đầu tư công cộng với khối lượng lớn, nhưng cái mô hình tăng trưởng kinh tế
khai khoáng này đang đi đến giới hạn kiệt sức. Đi lên từ một đất nước nghèo nàn
lạc hậu để thành một quốc gia có lợi tức trung bình là một chuyện, nhưng nhảy vọt
lên để thành một nền kinh tế tiên tiến lại là chuyện khác. Dường như không có gì
bảo đảm là China sẽ duy trì mãi sự tăng trưởng
kinh tế ở tỷ lệ hai con số; và quả
nhiên, chính từ miệng của Tập Cận Bình nói ra rằng, tỷ lệ tăng trưởng của China
chậm lại là chuyện bình thường. Bởi vậy, các kế hoạch hiện tại của China là đặt
ưu tiên việc đổi mới kinh tế trước việc tăng trưởng. Thế nhưng đảng cộng sản
Trung quốc chỉ có thể đi tới gìới hạn đổi mới hệ thống mà không muốn hạ thấp
quyền cai trị của đảng. Đây là lý do tại sao các chính thể độc tài gặp
khó khăn trong việc duy trì sự tăng trưởng trong thời gian dài. Quả thực, sự vo
tròn bóp méo nền kinh tế dưới tay đảng cộng sản có thể nhìn thấy khắp nơi, từ
việc không sẵn lòng chấp nhận việc đổi mới lao động cần thiết tới việc cố duy
trì vai trò có kích thước quá lớn của những
doanh nghiệp quốc doanh không hữu hiệu. Nói ngắn gọn theo kiểu Damien Ma là: “Bức
màn đã khép lại trên thời đại tăng trưởng nhanh chóng tại China”.
Mặt
khác, các cơ chế của Hoa Kỳ là nguyên tố cho sự lan toả và tình trạng kinh tế của
Hoa Kỳ luôn nhìn lên. Hoa Kỳ tận hưởng sự
hồi phục kinh tế hậu 2008 theo bất cứ nền
kinh tế tiên tiến nào và đạt được tỷ lệ tăng trưởng thường niên 5% vào tam cá
nguyệt thứ ba năm 2014. Sự thay đổi từ căn nguyên là đặc điểm của nền kinh tế
thị trường tự do Hoa Kỳ đưa đến sự phát triển sản xuất dầu đá phiến, một kỹ thuật
mới đưa Hoa Kỳ trở lại thành một siêu cường về năng lượng toàn cầu. Hơn nữa, còn
có nhiều hưá hẹn với các cách mạng kinh tế tương lai liên quan
tới các kỹ thuật tân kỳ đang từ từ xuất hiện như kỹ thuật in 3D ( 3 chiều).
Trong
lãnh vực tài chánh toàn cầu, vị trí của Hoa Kỳ rõ ràng không có chỗ để công kích.
Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí trung tâm của thế giới tài chánh quốc tế. Nó vẫn là thực thể cho vay toàn cầu tối hậu và
đồng đô la Mỹ vẫn là tiền tệ dự trữ toàn cầu. Hoa Kỳ được công nhận như một nền
kinh tế đáng tin và năng động nhất. Mọi quốc gia cảm thấy bảo đảm trong việc
vay mượn từ Hoa Kỳ. Khi các nhà đầu tư bàn
đến việc tìm tới sự an toàn, điều đó có nghĩa là đưa tiền bỏ vào ngân khố phiếu Hoa Kỳ. Không ai nghĩ rằng
họ có ý liên hệ tới việc mua trái phiếu China.
Đúng
là China đang nắm giữ một số lượng dự trữ ngoại tệ trao đổi khổng lồ với kỳ vọng
trở thành kẻ cho vay tối hậu trong khu vực,
với hiện tại có mức độ cho vay nhiều tiền hơn Ngân Hàng Thế Giới (WB). Nhưng đảng
cộng sản Trung Quốc lại rất do dự trong việc chịu đổi mới thị trường, một điều
cần thiết để trở thành một quyền lực tài chánh thực sự. Dòng chảy tự do của vốn,
sự hoán đổi tiền tệ, sự thiết lập các tổ chức tài chánh ngoại quốc, sự tranh đua
trong lãnh vực ngân hàng, sự dễ dãi trong việc đầu tư và trong công việc làm ăn
ở China tất cả đều có vấn đề. China thiếu một thị trường vận hành công trái đô
thị, và kết quả là có một khoản nợ công khổng lồ (lên tới 58% GDP) đang trở nên
một trái bom tài chánh nổ chậm. Các viên chức Bắc Kinh đã kêu gọi thay thế đồng
đô la (Mỹ) hiện đang là bản tệ dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, với sự vắng bóng một
thị trưòng tài chánh mở cửa, sâu rộng và luân lưu, đồng nhân dân tệ (Yuan) còn
lâu lắm mới hất cẳng nổi đồng đô. Khu vực thương mại tự do Thượng Hải được thiết
lập năm 2013 cho việc đổi mới tài chánh như một thử nghiệm, nhưng cuộc thử nghiệm
là một thất vọng. Một lần nữa, ưu tiên hàng đầu cho sự tồn vong của chế độ đã cản
trở bước thực thi đổi mới. Tóm lại, Bắc Kinh thiếu vắng một loại cơ chế tài chánh
có sức đẩy tới và duy trì sức bền bỉ của những cường quốc trong quá khứ. Nói cách đơn giản, thị trường tài
chánh không có cửa để thăng tiến nổi
trong các quốc gia độc tài.
Về
phương diện ngoại giao, Hoa Kỳ là quốc gia lãnh đạo trong hệ thống các tổ chức quốc tế được thiết lập sau Thế Chiến 2. Hoa Kỳ sở hữu
một mạng lưới toàn cầu các đồng minh bao gồm trên 30 các quốc gia giàu có nhất
và có thể chế dân chủ được quản trị tốt nhất; cộng chung lại, họ tạo nên hơn một
nửa GDP của cả thế giới. Mặc dù có phần nào đó bị hoen ố trong những năm gần đây,
cái mô hình và văn hoá Mỹ Quốc vẫn là nơi cung cấp hàng đống loại quyền lực mềm
chất thành núi. Trái lại, China hầu như không có bạn hữu chân tình. China đang
cố gắng đi vòng quanh cái trật tự thế giới do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhưng những cố gắng
vụng về của China để cố mua chuộc các quốc gia đứng ngoài cái trật tự này ở châu
Phi, Nam Mỹ và vài nơi khác đã gần như khuấy động lên sự oán hận không thua kém phần ảnh hưởng mà nó đạt được.
Bắc Hàn, quốc gia đồng minh duy nhất của China chỉ là một vùng kinh tế què cụt
cai trị bởi kẻ độc tài dị hợm. Cho đến nay, sự tránh né liên kết của Bắc Kinh được
coi như là vấn đề chính sách. Nhưng để trở thành một quyền lực bá chủ toàn cầu,
China cần có đồng minh và cộng sự. Tuy nhiên, trong tương lai gần, thật khó để thấy
China có thể tạo dựng nên nhiều thân hữu chính trị hùng mạnh bên ngoài, phần lớn chính vì cái nền chính trị
độc đoán trong nước. Văn Phòng Quốc Gia
Nghiên Cứu Á Châu (NBAR) báo cáo rằng “Càng
ngày càng khó khăn cho chính quyền trong việc ngăn chặn lại những hồ sơ (vi phạm)
các quyền tự do chính trị và dân sự để tránh ảnh hưởng đến sự tín nhiệm quốc tế
của China”. Đơn giản là các quốc gia tự do sẽ không bao giờ tín nhiệm một
quốc gia độc tài dẫn đầu thế giới.
Tuy
nhiên, lợi điểm đáng chú ý nhất của Hoa Hỳ là sự ưu việt trong chỉ huy quân sự.
Trong lúc thật sự khả năng chống cự lại của China gây khó khăn rất nhiều cho bộ
chỉ huy quân sự Thái Bình Dương Hoa Kỳ thẩm định quyền lực tại Á châu, thì ngay
chính các viên chức của quân đội giải phóng nhân dân China (PLA) cũng nhận thức
rằng China sẽ chỉ có thể có một lực lượng quân sự toàn cầu sớm nhất vào năm
2050. Vì vậy, cho đến khi các phân tích gia quân sự quan tâm đến sự xung đột Hoa Kỳ - China ở tại Bắc Mỹ, thì
việc bàn đến một trật tự quân sự thế giới lưỡng cực đều là quá sớm. Tuy nhiên,
ngay tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương cũng có lý do để người ta hồ nghi sức
mạnh quân sự đang lên của China. Lực lượng quân đội China là một tổ chức khét
tiếng tham nhũng do bởi sự chi phối của đảng cộng sản đã hạ thấp tính năng chuyên
nghiệp về quân sự của nó. China chắc chắn đang mua sắm những ‘đồ chơi’ nặng ký,
nhưng khả năng của lực lượng chiến đấu trên chiến trường đang là một dấu hỏi lớn.
Hơn nữa, sự thiếu vắng một diễn tiến an ninh quốc gia được cơ quan hoá gây hậu
quả là các quyết định bị lơ là không để ý
tới. China liên tục kinh ngạc bởi các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ của quốc tế phản
đối lại các chính sách khẳng định của China, bao gồm cả phản ứng của Hà Nội
trong việc China kéo giàn khoan dầu vào vùng đang tranh chấp gần bờ biển Việt
Nam năm 2014. Có thể giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng với giá đắt là sự
sứt mẻ bang giao hai nước. Từ khi đó, liên hệ giữa Washington và Hà Nội trở nên
thăng tiến hơn với việc Hoa Kỳ loan báo
sẽ gỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Sau
những thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan, dường như có vẻ hợp lý để chỉ
ra những giới hạn của quyền lực quân sự
của Mỹ, nhưng cái dòng luân lưu tự do thông
tin trong việc xây dựng chính sách an ninh quốc gia, mối quan hệ dân – quân êm thắm, nhân viên quân sự các cấp chuyên nghiệp và có trinh độ tay nghề
cao, thế ưu việt quân sự được tập trung và lại có một lực lượng đồng minh toàn
cầu áp đảo, tất cả tạo nên những lợi thế quân sự ghê gớm cho Hoa Kỳ. Một số người
phản biện rằng, khi cân bằng các ưu khuyết
của hai phía sẽ thấy lợi thế nghiêng về China trong bất cứ tình huống bất ngờ nào
tại Đông Á, nhưng cái cổ phần lớn hơn của Đức quốc Xã ở Âu châu vào thời kỳ Thế
Chiến 2 đã chứng tỏ nó vẫn không cân xứng với uy lực quân sự của Mỹ và các đồng
minh hợp lực. Các nhà hoạch định quốc phòng China phải nhận biết rõ ràng sự kiện
là Hoa Kỳ chưa lần nào thua một cuộc chiến trực diện giữa 2 quốc gia. Nếu sự vươn
lên của China tạo nên một Thế Chiến 3, cả về lý thuyết và lịch sử đều nhận định
rằng điều đó là tai hoạ cho Bắc Kinh.
Vào
thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã lấy việc giải phóng chính trị khắp thế giới là một phần trong cái chiến lược
to lớn của mình, và cũng không quá lâu trước đây, những nhà làm chính sách Hoa
Kỳ công khai kêu gọi China nên có một sự
tiến hoá hoà bình về chính trị theo chiều
hướng dân chủ hơn. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, việc cổ vũ cho dân chủ và nhân
quyền đã bớt ưu thế trong việc hàng ngày thực thi chính sách ngoại giao của Hoa
Kỳ đối với China, do bởi chương trình nghị sự song phương đã làm việc trên số
lượng gia tăng các vấn đề liên hệ đến khu vực và cả toàn cầu. Dù vậy nhiều người
Hoa Kỳ vẫn nấp dưới cái kỳ vọng dài hạn là cuối cùng một nền dân chủ cho China cũng phải đến. Quả
thực, ít ai nghĩ rằng sẽ có một sự ổn định thật sự lâu dài, hoặc một sự cộng tác
sâu rộng và bền bỉ giữa 2 quốc gia mà không cần có những thay đổi chính trị cơ
bản của Bắc Kinh.
Những
người theo chủ nghĩa quốc tế tự do tranh luận rằng mục tiêu dài hạn của chiến lược Hoa Kỳ nên tìm cách kết hợp Bắc
Kinh vào hệ thống toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo một cách hoà bình. Theo nhận thức
này, sự gia tăng việc tương tác qua thị trường và các cơ cấu quốc tế sẽ nâng
cao tầm khuyến khích cho sự cộng tác. Khi China phát triển kinh tế, tầng lớp
trung lưu đang lớn mạnh của China sẽ tự nhiên đòi hỏi có tiếng nói trong chính
trị, dẫn tới một chuyển biến dân chủ không thể tránh khỏi. Lý thuyết dân chủ
trong hoà bình cho chúng ta biết rằng, một China dân chủ sẽ cộng tác nhiều hơn
và ít nghiêng về xu hướng chiến tranh hơn, hoàn tất việc quốc tế hoá China vào
trong một trật tự quốc tế đặt căn bản trên luật lệ hoà bình hơn.
Một
số khác tranh luận rằng mục tiêu tối hậu của chính sách Hoa Kỳ cần làm là duy
trì tính ưu việt của mình, và họ cũng nhìn thấy vai trò quan trọng trong việc dân
chủ hoá China. Có lẽ quá chú trọng đến việc suy diễn từ khi chiến tranh lạnh chấm
dứt, họ cho rằng, cũng giống hệt như sự sụp đổ của Liên Xô, đảng cộng sản China
rồi cũng bị diệt vong, dẫn theo cái chết của một kẻ thù và như vậy, kỷ nguyên
Hoa Kỳ sẽ kéo dài vô tận. Nhiều nhà tân
bảo thủ có khuynh hướng đặt cược lớn vào đặc tính nội tại của các chế độ cũng
thường coi một China dân chủ sẽ bớt hung hăng hơn và vì thế bớt đe doạ đến vị
thế hàng đầu của Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, tất cả những nhận thức trên có thể quá lạc quan vì cùng một lý do: một
chuyển biến êm đẹp qua thể chế dân chủ ở China có thể thực sự tạo nên một số thách
đố nghiêm trọng cho Hoa Kỳ. Không như dưới chế độ cộng sản, một China dân chủ sẽ
không sợ phải trải qua những đổi mới kinh tế. Điều này sẽ làm tăng khả năng Bắc
Kinh cuối cùng sẽ thừa nhận những cơ cấu kinh tế cần thiết để trở thành lực lượng
kinh tế vô địch không đối thủ. Có được những tổ chức kinh tế có tầm vóc ổn định
và những luật lệ bảo vệ chính trị chống lại các quyết định tài chánh độc đoán,
Thượng Hải sẽ không khó khăn để thay thế New York thành một trung tâm tài chánh
toàn cầu mới và đồng nhân dân tệ sẽ chiếm
vị trí tiền tệ dự trữ mới. Một China dân chủ tự do cũng sẽ có thêm quyền lực mềm
trong các quan hệ ngoại giao. Các quốc gia lân bang sẽ bớt sợ hãi, như vậy, một
China tự do sẽ có thể thiết lập các mạng lưới của mọi cơ cấu tổ chức và có các
đồng minh chính trị đầy đủ ý nghĩa. Như
vậy, chỗ đứng của Hoa Kỳ có thể sẽ lung lay bởi vì các quốc gia trong khu vực
không còn cần tìm kiếm sự bảo vệ của Hoa Kỳ chống lại mối đe doạ của một China
cộng sản. Cuối cùng, cái diễn tiến về những quyết định trọng yếu trên những vấn
đề an ninh quốc gia được đổi mới và một tập hợp quân đội ít tham nhũng hơn sẽ
cho phép China điều chỉnh đường lối ngoại giao và chiếm ưu thế trong chiến đấu
một khi ngoại giao thất bại. Tóm lại, một China tự do dân chủ sẽ có vị trí tốt
hơn để chiếm đoạt ngôi vị ưu việt toàn cầu từ tay Hoa Kỳ, trong khi một đảng cộng
sản độc tài có vẻ làm xáo trộn sự vươn lên của China hơn.
Ở
thời điểm hiện tại, đa số tranh luận về China tại Hoa Kỳ dường như giả thiết rằng
mọi điều tốt lành sẽ đi chung với nhau, nhưng đây lại là trường hợp hiếm hoi.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thể đối diện một điều khó xử quan trọng
và khó khăn khi họ suy tính đến một chiến lược dài hạn đối với China. Một mặt,
Washington có thể hy vọng, hay nhiệt tình cổ vũ cho sự dân chủ hoá China trong
một nỗ lực giải phóng China và giúp nước này cộng tác với quốc tế mạnh mẽ hơn,
nhưng lại tăng thêm phần rủi ro là Hoa Kỳ sẽ cuối cùng phải bàn giao cái chìa
khoá làm chủ toàn cầu cho Bắc Kinh. Mặt khác, Washington có thể phải chấp nhận
sự cai trị của đảng cộng sản Trung quốc nếu muốn giữ lại kỷ nguyên Mỹ Quốc, nhưng
với cái giá phải trả là sống chung với một China độc tài, gây rối và hiếu chiến.
Nhưng có lẽ, điều phân vân khó khăn nhất lại nằm ở trong tay những độc giả ở Bắc Kinh. Đảng cộng sản Trung Hoa có thể
tiếp tục nắm quyền lực ở China, nhưng như vậy là nó được ủy thác để cai trị một
đất nước chỉ nhắm tới thân phận bậc hai. Hoặc là China có thể trở nên một lãnh đạo
thế giới thật sự qua việc từ bỏ quyền lực
của đảng cộng sản Trung Hoa, và sự thiết lập
một hệ thống chính trị dân chủ, qua nhiều thế kỷ đã chứng tỏ rằng đó là điều
kiện tiên quyết cho sự thống trị quốc tế lâu dài.
Why Democracies Dominate: America’s Edge over China
Matthew Kroenig
Trang nhà | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình